Nguyên nhân khiến châu Phi rơi vào khủng hoảng lương thực chưa từng có

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nguyên nhân khiến "Lục địa Đen" rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có được chỉ ra gồm biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ nần sau đại dịch COVID-19, giá cả leo thang và các cuộc xung đột.
Nguyên nhân khiến châu Phi rơi vào khủng hoảng lương thực chưa từng có

Liên tiếp trong 4 năm qua, khu vực Đông Phi đã không có mùa mưa và các nước phải trải qua nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Các nước châu Phi chỉ chiếm khoảng 3% lượng phát thải toàn cầu gây biến đổi khí hậu, nhưng lại phải gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ khu vực khác trên thế giới.

Theo chỉ số thích ứng toàn cầu Notre Dame đo lường độ tổn thương của các quốc gia, trong số 20 quốc gia được xếp hạng là dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, thì có tới 16 nước là ở châu Phi. WFP cho biết khoảng 22 triệu người trên khắp Ethiopia, Kenya và Somalia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng và dự kiến sẽ lên đến 26 triệu người vào tháng 2/2023 nếu không có mưa.

Thiếu mưa đã khiến mùa màng thất bát, gây thiệt hại nặng cho đàn gia súc gia cầm. Trong khi đó, ở phía bên kia của lục địa, các vùng ở Tây Phi đang hứng chịu lũ lụt sau trận mưa lớn nhất trong 30 năm. Theo WFP, đến giữa tháng 10 vừa qua, 5 triệu người và 1 triệu ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng lũ lụt.

Từ lâu, xung đột đã là nguyên nhân dẫn đến nạn đói tại châu Phi. Xung đột buộc người dân phải đi sơ tán, ảnh hưởng tới kế sinh nhai, hoạt động nông nghiệp và các nguồn lương thực cũng như gây nguy hiểm cho các hoạt động nhân đạo.

Theo dữ liệu của LHQ, số người phải rời bỏ nhà cửa ở châu Phi đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua lên mức kỷ lục 36 triệu người vào năm 2022, chiếm gần một nửa số người phải di dời trên thế giới. Phần lớn trong số này là đi dời nội địa do cuộc xung đột tại nước họ.

Theo Dự án Dữ liệu vị trí xung đột vũ trang (ACLED), một tổ chức giám sát khủng hoảng, các cuộc xung đột đang gia tăng trên khắp "Lục địa Đen". Nếu như vào năm 2016 đã xảy ra 3.682 cuộc xung đột giữa các nhóm vũ trang ở châu Phi thì vào năm 2021, con số này lên tới 7.418 cuộc.

Ngoài ra, cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2 đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Phi và làm xao nhãng hoạt động của các tổ chức nhân đạo trong nửa đầu năm nay. Khi cuộc khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng hơn vào đầu năm nay, Ngân hàng Phát triển châu Phi đã thành lập một quỹ sản xuất lương thực khẩn cấp trị giá 1,5 tỷ USD nhằm giúp nông dân châu Phi sản xuất 38 triệu tấn lúa mì, ngô, gạo và đậu tương.

Tuy nhiên, nhu cầu trên khắp châu Phi đã tăng 13% chỉ riêng trong năm 2021 trong khi tổng kinh phí viện trợ trong năm đó tăng 12%, chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. Cuộc xung đột ở Ukraine cũng gây khủng hoảng nguồn cung phân bón khiến sản lượng ngũ cốc ở Tây Phi có thể giảm 20% theo ước tính của WFP.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch COVID-19 khiến châu Phi phải đối mặt với những "cơn gió ngược" kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều năm. Sau nhiều năm vay mượn, các quốc gia ở châu Phi đang chật vật để trả nợ. Theo IMF, 19 trong số 35 nước có thu nhập thấp tại khu vực phía Nam sa mạc Sahara đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Chính phủ các nước này không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình và do vậy cần phải cơ cấu lại nợ hoặc có nguy cơ cao vỡ nợ. Trong khi đó, các chính phủ châu Phi chưa nỗ lực hết sức để ngăn chặn khủng hoảng lương thực tái diễn. Phân tích của tổ chức từ thiện Oxfarm (Anh) đối với 39 quốc gia châu Phi cho thấy chi tiêu ngân sách dành cho nông nghiệp của các nước này đã giảm trong giai đoạn 2019 - 2021.

Do vậy, khả năng tự cung tự cấp các mặt hàng lương thực chủ chốt của châu Phi ngày càng giảm. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nếu các nước châu Phi không hành động nhanh chóng thì hóa đơn nhập khẩu lương thực ở mức 43 tỷ USD năm 2019 có thể lên tới 110 tỷ USD vào năm 2025.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.