Nhiều đồn đoán về giải thưởng Nobel Kinh tế 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc đua đến giải Nobel Kinh tế năm nay thu hút nhiều kỳ vọng và đồn đoán, trong đó các nhà nghiên cứu về tín dụng, tác động của các cú sốc nhỏ lên chu kỳ kinh tế, bất bình đẳng giàu nghèo nằm trong nhóm ứng cử viên sáng giá.
Nhiều đồn đoán về giải thưởng Nobel Kinh tế 2024

Vào lúc 16h45 ngày 14/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người chiến thắng giải Nobel Kinh tế 2024 khép lại mùa trao giải Nobel năm nay.

Trong năm ngoái, giải thưởng này đã thuộc về nhà kinh tế học người Mỹ Claudia Goldin vì những đóng góp quan trọng giúp hiểu rõ hơn về tình hình lao động của phụ nữ. Đây là một thành tích nổi bật khi bà trở thành một trong 3 phụ nữ hiếm hoi từng nhận giải Nobel Kinh tế kể từ khi giải được thành lập vào năm 1969. Trước đó, hai người phụ nữ trước đó có được vinh dự này là nhà kinh tế học người Mỹ Elinor Ostrom (năm 2009 cho nghiên cứu về quản lý tài nguyên chung) và nhà kinh tế học người Mỹ Esther Duflo (năm 2019 cho nghiên cứu của mình về cách giảm nghèo thông qua các phương pháp thí nghiệm và thực nghiệm tại các nước đang phát triển, góp phần vào việc cải thiện chính sách chống nghèo đói).

Mặc dù xã hội ngày càng chú trọng đến sự bình đẳng và đa dạng, nhưng Giáo sư kinh tế Mikael Carlsson thuộc Đại học Uppsala (Thụy Điển) cho rằng các tiêu chí này không ảnh hưởng đến kết quả xét giải thưởng. Thay vào đó, tính đột phá và giá trị khoa học mới là những yếu tố quyết định tới giải Nobel Kinh tế.

Năm nay, một số tên tuổi đáng chú ý được dự đoán sẽ thắng giải bao gồm nhà kinh tế học người Nhật Bản Nobuhiro Kiyotaki và nhà kinh tế học người Anh John H. Moore với công trình nghiên cứu về tác động của những cú sốc nhỏ đối với chu kỳ kinh tế, hoặc nhà kinh tế học người Mỹ Susan Athey với nghiên cứu về thiết kế thị trường.

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm của các thành viên trong hội đồng. Hiện chủ tịch của ủy ban này chuyên nghiên cứu về kinh tế phát triển, nhưng ông Henrekson nhận định lĩnh vực này khó được trao giải hai năm liên tiếp.

Các nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Philippe Aghion (người Pháp), George Loewenstein, Kenneth Rogoff và Carmen Reinhart (cùng là người Mỹ) cũng được đề cập đến. Đặc biệt, ông Daron Acemoglu - nhà kinh tế học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) - cũng được xem là ứng viên hàng đầu cho giải thưởng năm nay. Nhiều người tin rằng ông Acemoglu sẽ được tôn vinh vì nghiên cứu về các thể chế kinh tế ảnh hưởng đến sự thịnh vượng hoặc nghèo đói.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế học nổi tiếng trong lĩnh vực bất bình đẳng như Thomas Piketty, Gabriel Zucman và Emmanuel Saez cũng nằm trong danh sách tiềm năng. Cả ba nhà kinh tế học người Pháp này đều là những nhân vật nổi bật trong các cuộc thảo luận về bất bình đẳng và chính sách kinh tế hiện nay. Bà Janet Currie, chuyên nghiên cứu về chính sách giảm nghèo, và Partha Dasgupta - nhà nghiên cứu về sự tích hợp tài nguyên thiên nhiên vào nền kinh tế nhân loại - cũng được đánh giá cao.

Tuy cũng nằm trong hệ thống giải thưởng Nobel danh giá thường niên, nhưng giải Nobel Kinh tế không thuộc nhóm giải thưởng do nhà khoa học lỗi lạc Alfred Nobel sáng lập năm 1896. Giải thưởng này được Ngân hàng trung ương Thụy Điển lập ra năm 1968. Quy trình chọn lựa người đoạt giải vẫn do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thực hiện, đảm bảo tính nghiêm túc và công bằng.

Giải Nobel Kinh tế sẽ đánh dấu sự kết thúc của mùa Nobel năm nay, sau những giải thưởng đã được trao cho các thành tựu về trí tuệ nhân tạo (vật lý và hóa học), hòa bình (cho tổ chức đấu tranh chống vũ khí hạt nhân Nihon Hidankyo), văn học (nữ văn sĩ Hàn Quốc Han Kan), và y sinh (nghiên cứu về điều hòa gene).

Mỗi giải Nobel bao gồm một giấy chứng nhận, một huy chương vàng và khoản tiền thưởng khoảng 1 triệu USD. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12, đúng vào dịp tưởng niệm ngày mất của Alfred Nobel năm 1896.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.