Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản

Nếu Ninja được coi như ánh trăng khuyết, lúc ẩn lúc hiện, thì Samurai giống như những tia nắng rực đỏ của Mặt Trời, luôn đường đường chính chính trong mọi sự việc. Họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng thực sự thì những Samurai rất khác biệt với các chiến binh khác trên thế giới?
Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản

Samurai là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp võ sĩ đạo ở Nhật Bản, là những chiến binh với những kĩ thuật hoàn hảo. Nhưng điều làm lên tên tuổi cho các samurai chính là lòng trung thành tuyệt đối và luôn đặt danh dự của mình lên hàng đầu. Họ quyết không để đánh mất danh dự của chính mình cho dù có phải đối mặt với cái chết.

Một Samurai chân chính

Khoảng giữa thế kỉ thứ IX, khái niệm Bushido ( võ sĩ đạo ) bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bushido được hiểu là một triết lí sống, một tư tưởng chủ đạo mà mỗi samurai đều phải tuân theo. Ban đầu, tư tưởng Bushido chỉ áp dụng cho tầng lớp chiến binh thông thường nhưng sau cùng nó đã gần như trở thành một bộ luật được áp dụng rộng rãi trong thời kì phong kiến ở Nhật Bản. Bushido bao gồm bảy đức tính chính hướng đến các cách ứng xử trong cuộc sống của các võ sĩ đạo, có cả những luật bất thành văn.

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 1

Những Samurai ở Nhật Bản

Là một samurai chân chính có nghĩa là họ luôn phải đặt Bushido lên hàng đầu, luôn đứng về phía công bằng và công lý, sẵn sàng đón nhận cái chết để giữ gìn danh dự cho mình . Bên cạnh đó, họ còn phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân và luôn hoàn thành nhiệm vụ bất kể có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Đó là những nguyên tắc cơ bản mà một võ sĩ đạo luôn phải ghi nhớ và tuân theo. Chính điều này đã giúp giữ gìn hình ảnh và tạo nên tên tuổi cho các samurai Nhật Bản hàng trăm năm nay.

Khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh

Qúa trình đào tạo một chiến binh Samurai phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình anh ta. Trong gia đình có đẳng cấp thấp, người con trai học tập tại các ngôi trường trong làng, và họ được đào tạo để trở thành một Samurai từ cha, anh trai, hoặc chú bác. Đào tạo võ thuật được coi là rất quan trọng, và thường bắt đầu khi đứa trẻ lên năm. Con trai của gia đình giàu có hơn thì được gửi đến học viện đặc biệt, để thu nhận kiến thức văn học, nghệ thuật, và kĩ năng chiến đấu.

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 2

Samurai khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh. Ảnh minh họa

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Samurai là một bậc thầy sử dụng thanh kiếm katana với các kỹ năng chết người. Tuy nhiên, Samurai khi xuất hiện trong vài thế kỷ đầu tiên, còn được gọi là chiến binh cưỡi ngựa bắn cung. Bắn cung trong khi cưỡi ngựa là kĩ năng phức tạp, và làm chủ nó đòi hỏi nhiều năm luyện tập trên cả mục tiêu cố định cũng như mục tiêu di động. Trong một thời gian, chó được sử dụng như là mục tiêu chuyển động để luyện tập, cho đến khi các Shogun bãi bỏ phương pháp luyện tập tàn bạo này.

Các Samurai còn phải luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ. Có một câu chuyện kể về một vị sư phụ đã tấn công các học trò với một thanh kiếm bằng gỗ vào những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt cả ngày và đêm, cho đến khi các sinh viên học được cách không bao giờ đánh mất cảnh giác.

Ngoài kỹ năng chiến binh, Samurai cũng được đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như văn học và lịch sử. Trong thời Tokugawa, thời kì hòa bình, vì vậy các kiến thức học tập đặc biệt hữu ích. Tuy nhiên, một số sư phụ đào tạo Samurai cảnh báo học trò của họ không nên tập trung quá nhiều vào văn chương và nghệ thuật, vì sợ tâm trí của họ sẽ trở nên yếu kém.

Thanh kiếm - vật bất ly thân của Samurai

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 3

Thanh kiếm là vật bất ly thân của Samurai

Thanh kiếm lưỡi sắc lẹm không tì vết Katana là linh hồn của các võ sĩ Samurai. Và phải là một Samurai xuất chúng mới có thể mang thanh kiếm cao quý này bên mình. Katana được các Samurai truyền từ đời này sang đời khác, chúng là những tác phẩm tinh luyện của các nghệ nhân thời phong kiến ở Nhật Bản, và là tài sản đắt đỏ nhất của các Samurai. Ngoài Katana, Samurai cũng thường sử dụng các loại vũ khí khác như dao ngắn, pháo để chiến đấu. Trong những trận đấu lớn thì họ sử dụng mũi tên và giáo dài Yari.

Seppuku – Mổ bụng tự sát

Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai chân chính. Nếu thất bại một nhiệm vụ nào đó hoặc vi phạm vào tư tưởng Bushido họ sẽ tự sát. Thông thường, các võ sĩ đạo sử dụng phương pháp Seppuku. Họ cầm một con dao nhỏ và tự cắt ruột của mình. Sau đó, một người đứng cạnh sẽ chém đầu họ để kết thúc nghi thức Seppuku.

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 4

Seppuku (mổ bụng tự sát)

Seppuku tồn tại trước cả Bushido. Theo sự miêu tả của các nước phương Tây, đây là một hình thức, nghi lễ để các samurai có thể chuộc tội. Khi làm một cái gì đó khiến cho gia đình, chủ nhân, bản thân cảm thấy xấu hổ, họ sẽ mổ bụng tự sát để lấy lại danh dự của mình và tự hào về nó trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Tuy nhiên, đó không phải mục đích duy nhất của Seppuku. Theo những tài liệu lịch sử, nó là một hình phạt tử hình được sử dụng cho đến tận năm 1873. Trước đó, các lãnh chúa còn sử dụng Seppuku để thỏa thuận hòa bình. Họ sẽ chấp nhận ngưng chiến nếu người kia chịu mổ bụng tự sát. Ngoài ra,còn có quan điểm cho rằng, việc các samurai bị người khác giết là một nỗi tủi nhục lớn. Họ thà mổ bụng tự sát chứ quyết không để bị bắt và tra tấn. Trong thời hiện đại, nghi thức Seppuku lại nổi lên ở Nhật Bản, như một cách để khôi phục lại danh dự khi thất bại và được sử dụng như một phương tiện thể hiện sự chống đối.

Samurai và Thiền Tông

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 5

Các Samurai cho là Thiền sẽ giúp họ hành động dứt khoát

Các tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, cho đến khi bị Phật giáo thay thế trong thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Các Samurai tin theo một phái Phật Giáo gọi là Thiền tông. Thiền là tập trung tư tưởng vào một sự việc hoặc một ý tưởng duy nhất. Những người theo Thiền tông cho là họ có thể tìm ra chân lý và sự hiểu biết thông qua tĩnh tâm và chế ngự bản thân. Các Samurai thì cho là Thiền sẽ giúp họ hành động dứt khoát, đặc biệt là trong chiến đấu, và phát triển thư thái nội tâm.

Quần rộng – Lợi thế của các Samurai?

Kiểu quần này được gọi là hakama, được thiết kế có vẻ hơi cồng kềnh, khá dày và bên cạnh đó cũng có nhiều kiểu quần khác nhau thiết kế cho những dịp khác nhau. Nhưng chúng đều có một điểm chung đó là: rất dài.

Những bí ẩn làm nên tên tuổi của các chiến binh Samurai Nhật Bản - anh 6

Trang phục của các Samurai

Việc mặc những kiểu quần dài như thế này trông có vẻ không thực tế cho lắm trong chiến đấu, nhưng tương truyền, các samurai mặc hakama sẽ che dấu được những bước di chuyển của mình. Từ đó, đối thủ sẽ không đoán được ý đồ tấn công và cách di chuyển bất ngờ sẽ đem lại lợi thế cho họ. Tuy nhiên, nó có vẻ không hiệu quả lắm khi mặc đồ này trong những cuộc chiến.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- 10 đội kỵ binh dũng mãnh nhất lịch sử thế giới

- Mẹo tránh rắc rối khi đi du lịch Nhật Bản

- [One Piece] Nhân vật phản diện trong One Piece - Chúa trời Enel

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.