Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm

Hầu hết các làng nghề đều có phong cảnh nên thơ với cây đa, bến nước sân đình cùng các lễ hội đầu năm hấp dẫn du khách.
Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm

Làng gốm sứ Bát Tràng – Hà Nội

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 1

Trải qua hơn 500 năm lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau đã góp công gìn giữ, phát huy và làm nên danh tiếng trong và ngoài nước của một làng nghề. Đầu năm, nhắc tới những làng nghề nổi tiếng khắp cả nước không thể không nhắc tới làng gốm sứ Bát Tràng.

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, sắc nét với đủ kiểu đủ loại hình: chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương… không bị ngấm nước, không bị nhạt màu theo thời gian. Men Bát Tràng độc đáo, tinh tế với những bí quyết gia truyền làm nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm gốm sứ của làng.

Làng nón chuông – Hà Nội

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 2

Làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội. Không phải ngẫu nhiên mà món quà du khách nước ngoài mang về tặng bạn thường là nón lá. Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng nhân hậu đã gắn liền với nón lá, áo dài.

Ngày trước người Việt đội nón để che mưa nắng. Nón có khung tre, lợp bằng lá. Cả làng Chuông nhà nào cũng làm được nón. Nguyên liệu gồm lá nón, tre nứa làm khung, sợi mây móc và nay là sợi chỉ công nghiệp. Chỉ cần một cây dao để pha tre pha nứa, vót thành nan, uốn thành vòng, một cái khuôn đặt các vòng (từ to đến nhỏ) rồi các lớp lá nón, cây kim, sợi chỉ.

Làng cốm Vòng – Hà Nội

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 3

Không biết tự bao giờ, cốm làng Vòng đã quyện hoà với sắc thu Hà Nội để trở thành nỗi nhớ của người Hà Nội lúc đi xa. Bức tranh thu Hà Nội sẽ hẫng hụt, trống vắng nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen quấn sợi rơm non. Cốm làng Vòng chính là món đặc sản của Hà Nội khiến người đi xa thấy nhớ nhung nhất.

Làng tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Từ ngã tư Đông Côi rẽ sang trái về phía Bắc Ninh, tới bến đò làng ở trên bờ Nam sông Đuống có làng Đông Hồ, tức làng Mai. Đây là làng nghệ thuật cổ, còn gọi là làng tranh Đông Hồ vốn được những người sành về mỹ thuật trong, ngoài nước hâm mộ.

Tranh Đông Hồ có nhiều loại: tranh thờ cúng, tranh mô phỏng các tình tiết trong truyện cổ, tranh các danh nhân lịch sử. tranh chúc tụng bình an, hạnh phúc… Trong đó có nhiều bức tranh được đánh giá cao như: Tranh gà, tranh lợn ăn lá ráy, tranh lợn mẹ và đàn con, tranh đánh vật, tranh đánh ghen, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ cóc, tranh đám cưới chuột…

Làng chiếu Cói Nga Sơn – Thanh Hóa

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 4

Nga Sơn là một huyện nằm sát biển, về phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Nghề trồng cói và dệt chiếu ở đây đã có trên 150 năm. Với bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công, các sản phẩm chiếu cói, thảm cói, đồ thủ công mỹ nghệ như: làn, dép, đĩa, giỏ trang trí… bằng cói đã không chỉ làm vừa lòng khách trong tỉnh, trong nước mà khách nước ngoài cũng rất ưa chuộng.

Không chỉ sản xuất giỏi, người dân nơi đây còn là những hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình. Họ sẵn sàng đưa du khách đến thăm quan vùng quê ngút ngàn cói mà tương lai không xa, việc phát triển ngành nghề truyền thống chiếu cói sẽ gắn liền với việc phát triển du lịch làng nghề, du lịch sinh thái.

Tranh làng Sình – Huế

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 5

Làng Sình nằm ven sông Hương, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế.

Ðiểm nổi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo của nó là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ nhân mới được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên. Cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí, người họa sĩ tài hoa của đất thần kinh xưa, đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu “ngũ sắc Huế”.

Làng đá non nước – Đà Nẵng

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 6

Nếu đến Ngũ Hành Sơn mà không ghé thăm làng mỹ nghệ non nước thì chắc chắn bạn sẽ hối tiếc. Bởi đó là một nơi làm ra đồ mỹ nghệ bằng đá đá hoa nổi danh khắp nước và cả nước ngoài.

Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát khai phá. Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn, loại đá có nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc

Làng nghề thuyền thúng – Phú Yên

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 7

Thúng chai của Phú Yên có điểm đặc biệt là chỉ sử dụng nguyên liệu của địa phương. Theo người dân làng nghề, cây tre trồng trên đất phú yên có đặc điểm chịu nước tốt, dẻo dai và có nguồn dầu rái rất chất lượng khi trét thúng nên thúng giữ được độ bền rất lâu. Gần đây mọi người phấn khởi khi thúng chai bất ngờ chu du xuất ngoại từ Á sang Âu.

Làng nghề muối Tuyết Diêm – Phú Yên

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 8

Làng muối Tuyết Diêm ở Phú Yên có 3 làng nghề sản xuất muối có truyền thống hơn 300 năm đó là Trung Trinh, Lệ Uyên, Tuyết Diêm (huyện Sông Cầu). Muối Tuyết Diêm ngày trước còn được người dân buôn muối gọi là muối Cù Mông. Gọi là muối Cù Mông vì ngày xưa tàu thuyền trong Nam ngoài Bắc vào đây mua muối đều nhắm hướng chân đèo Cù Mông mà đến. Những hạt muối trắng tinh đã tạo ra cái tên rất đẹp của làng này. Hình thành từ năm 1870, đến nay đồng muối Tuyết Diêm, xã Xuân Bình, Sông Cầu, Phú Yên đã 138 tuổi.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng – Cần Thơ

Những làng nghề truyền thống nổi danh cả nước nên đến dịp đầu năm ảnh 9

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng là một trong 4 làng nghề lâu đời nhất ở Cần Thơ và vẫn duy trì hoạt động, sẵn sàng chào đón du khách “quá bộ” đến tham quan. Đây cũng là những điểm tham quan khá ý nghĩa để du khách hiểu hơn về nghề truyền thống, cũng như nét đẹp bình dị của địa phương khá đặc trưng.

Theo Ngôi sao

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.