Những mối lợi cho chính quyền Trump từ thương vụ Microsoft-TikTok

(Ngày Nay) - Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một "tối hậu thư" đối với TikTok: hoặc là chuyển nhượng sang một công ty Mỹ trước ngày 15/9, hoặc sẽ bị trục xuất.
Những mối lợi cho chính quyền Trump từ thương vụ Microsoft-TikTok

Khoản "hoa hồng" của chính quyền Trump

Tờ SCMP hôm thứ Hai đã dẫn tuyên bố của ông Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng về việc chính phủ Mỹ sẽ "nhận được khoản phần trăm rất lớn từ thương vụ mua lại TikTok, bất kể con số đó là gì".

"Chính phủ có thể nhận được một khoản phần trăm lớn từ vụ mua bán này bởi chúng tôi đang thúc đẩy nó", Tổng thống Mỹ ví von việc này giống như quan hệ giữa chủ nhà và người đi thuê. "Nếu không có hợp đồng cho thuê, người đi thuê sẽ chẳng có giá trị gì, trong trường hợp này chính phủ Mỹ sẽ là bên đứng ra đảm bảo cho thương vụ này xảy ra".

Nhà lãnh đạo xuất thân từ giới tài phiệt bất động sản không quên khẳng định thương vụ này "hết sức công bằng".

Cũng tại cuộc họp, ông Trump tiếp tục lấy "bức bình phong" là lý do an ninh và chủ quyền trên mạng làm động cơ thúc ép TikTok nhanh chóng chuyển đổi chủ sở hữu nếu không muốn bị cấm khỏi thị trường Mỹ - một trong hai thị trường lớn nhất của ứng dụng chia sẻ video này.

"Chúng tôi không muốn có bất kỳ rắc rối an ninh nào với Trung Quốc. Nó (TikTok - ND) phải là một công ty Mỹ, nó phải do nước Mỹ quản lý, nó phải được sở hữu ở ngay đất nước này", ông Trump khẳng định.

Những mối lợi cho chính quyền Trump từ thương vụ Microsoft-TikTok ảnh 1

Tổng thống Donald Trump đã có những động thái hết sức quyết liệt để kiểm soát ứng dụng TikTok.

Cuối tuần trước, ông Trump đã có cuộc nói chuyện với Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella về cơ hội mua lại TikTok, ngay sau đó phía Washington đã ngừng ban bố lệnh cấm để thương vụ có thể diễn ra.

Tới thứ Hai, Tổng thống Trump nói rằng ông không phản đối Microsoft - hay một công ty nào khác có trụ sở tại Mỹ, mua lại TikTok nhưng thương vụ mua bán phải diễn ra muộn nhất là trước ngày 15/ 9.

Khi được đặt câu hỏi về khả năng Microsoft sẽ không mua lại hoàn toàn TikTok mà chỉ dừng lại ở mức 30%, và ai sẽ có quyền sở hữu tên của ứng dụng, Tổng thống Trump cho rằng viễn cảnh này hết sức "phức tạp".

"Tốt hơn hết là họ nên mua toàn bộ thay vì chỉ là 30% bởi điều này sẽ phát sinh ra những vấn đề hết sức phức tạp", ông Trump nói.

Về phía Microsoft, "gã khổng lồ công nghệ" tuyên bố đang thương thảo với giới chủ TikTok và thương vụ này "sẽ cung cấp lợi ích kinh tế cho nước Mỹ, bao gồm cả Bộ Ngân khố Mỹ".

Microsoft cho biết trong một bài đăng trên blog rằng họ đang nhắm đến việc hoàn thành một thỏa thuận cho các hoạt động của TikTok ở Mỹ, cũng như ở Canada, Australia và New Zealand trước ngày 15/9.

Ngoài ra, Microsoft cam kết sẽ bổ sung thêm các biện pháp bảo vệ TikTok và đảm bảo rằng tất cả dữ liệu riêng tư của người dừng Mỹ sẽ được gửi trở lại Mỹ và bị xóa khỏi các máy chủ bên ngoài nước này. Công ty cũng cho biết họ có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác nắm giữ lượng cổ phần nhỏ trong công ty.

"Microsoft hoàn toàn đánh giá cao tầm quan trọng của việc giải quyết các mối quan tâm của Tổng thống", trang tin Bloomberg trích dẫn tuyên bố của Microsoft.

Dẹp tan nỗi lo an ninh

Từ lâu, phía Nhà Trắng bày tỏ lo ngại rằng ByteDance - công ty mẹ của TikTok, có thể bị buộc phải chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ cho chính quyền Bắc Kinh hoặc sử dụng ứng dụng này để gây ảnh hưởng tới 165 triệu người Mỹ và hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu.

Hồi tháng 6, nhiều thanh thiếu niên Mỹ phản đối chính phủ đã sử dụng TikTok để kêu gọi cử tri đăng ký "vé ảo" tại cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Trump tại Tulsa. Chứng kiến cuộc chạy đua của mình có khả năng "tan thành bong bóng", ông Trump càng hạ quyết tâm kiểm soát TikTok nhằm tránh các hành động phá đám trên mạng.

Thương vụ người Mỹ mua lại TikTok cũng là cách để Trump gia tăng áp lực lên phía Trung Quốc, nhất là khi cuộc bầu cử tháng 11 đang tới gần, sau khi một "con bài" khác là hiệp định thương mại Mỹ-Trung mới đã không thể diễn ra như ý muốn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Như vậy, có thể thấy việc một công ty Mỹ mua lại TikTok từ tay ByteDance có thể giúp chính quyền Trump thu về một khoản tiền lớn, bất kể giá trị của thương vụ, cũng như dẹp tan nỗi lo thất thoát dữ liệu người dùng.

TikTok được thành lập vào năm 2018 thông qua việc tiếp quản mạng xã hội chia sẻ âm nhạc trị giá 1 tỷ USD của ByteDance. Ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ các video với thời lượng 15 giây và nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu, thu hút hàng tỷ người sử dụng.

Cũng trong thời gian này, mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi. Sự căng thẳng ngày càng tập trung vào sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ khi một số công ty Trung Quốc đã không giấu diếm ý định trở thành những đơn vị dẫn đầu trong các lĩnh vực quan trọng như 5G và trí tuệ nhân tạo.

Chính quyền Trump đã liệt Huawei - công ty công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc, vào danh sách đen và ngăn chặn các thương vụ mua bán linh kiện và công nghệ Mỹ.

Phía Washington cũng đã liên tục ngăn chặn các thương vụ mua lại công ty Mỹ từ tay giới chủ Trung Quốc. Kể từ năm 2018, Nhà Trắng đã cấm thương vụ tập đoàn Ant Group của Trung Quốc mua lại công ty chuyển tiền MoneyGram trị giá 1,2 tỷ USD và một nỗ lực trị giá 117 tỷ đô la của Broadcom để mua lại Qualcomm.

Nỗ lực "thoát thân" của ByteDance

Trả lời phỏng vấn của trang The Diplomat, ông Graham Webster - Tổng biên tập trang tin kỹ thuật số DigiChina, thừa nhận rằng ByteDance đang cố gắng thoát khỏi "vết xe đổ" của Huawei khi bỗng chốc bị cuốn vào cuộc tranh chấp Mỹ-Trung.

"Về mặt lý thuyết, ByteDance có thể tách biệt một cách triệt với chính phủ Trung Quốc để không còn chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật an ninh mạng của nước này", ông Webster nhận định. "Nhưng điều này khó có thể thành hiện thực nếu không có sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập, đáng tin cậy dựa trên các tiêu chuẩn để bảo mật dữ liệu và các vấn đề khác."

Ngoài việc chấp nhận bán TikTok cho một công ty Mỹ, ByteDance cũng có thể xem xét các động thái khác để tiếp tục tự bảo vệ mình khỏi cuộc xung đột chính trị.

Khi được CNN đặt câu hỏi về việc liệu công ty này có xem xét chuyển trụ sở mới của TikTok tới London hay không, đại diện ByteDance tuyên bố rằng họ "cam kết trở thành một công ty toàn cầu."

"Trước tình hình hiện tại, ByteDance đã cân nhắc khả năng thành lập trụ sở của TikTok bên ngoài nước Mỹ để phục vụ người dùng toàn cầu của chúng tôi tốt hơn", công ty cho biết.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp và quan chức Mỹ vẫn ủng hộ phương án cấm triệt để TikTok như một thông điệp cảnh báo sau khi phía Bắc Kinh hạn chế các hoạt động của nhiều công ty Mỹ như Facebook, Twitter và Alphabet (chủ sở hữu Google).

Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Hai cho biết trong một vài cuộc phỏng vấn với CNN Fox News rằng ông không chắc chắn liệu Microsoft là công ty phù hợp để mua lại TikTok hay không, khi cho rằng chính công ty này đã giúp Trung Quốc xây dựng bức tường lửa internet.

"Chúng ta có nên tin tưởng bất kỳ công ty nào hoạt động tại Trung Quốc không?", ông Navarro nói với Fox News.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.