Nỗi lo thất nghiệp

[Ngày Nay] - Quý II-2020, cả nước ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng cao nhất trong 10 năm qua (2011-2020), ở mức 2,73%. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng những tháng cuối quý III, đầu quý IV năm nay.
Nỗi lo thất nghiệp

Thị trường việc làm xám xịt

Nói về các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, không thể không nhắc đến du lịch và dệt may.

Ông Vũ Quyết Chiến, Giám đốc chi nhánh Hải Phòng (Công ty cổ phần Vinatex quốc tế) thành thật, các doanh nghiệp dệt may đang phải đối diện với nhiều trở ngại do dịch COVID-19 khi lượng hàng sản xuất không thể xuất đi Mỹ và các nước Liên hiệp châu Âu (EU). Trong khi đơn hàng sụt giảm, muốn duy trì hoạt động, bắt buộc doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ luân phiên và sản xuất “cầm chừng”. Nếu cố sản xuất thì lượng hàng hóa tồn kho ngày càng lớn và gánh nặng đè vai doanh nghiệp.

Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cũng được giảm thuế, giảm phí, hoãn nộp thuế... để vượt qua giai đoạn khó khăn” Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

Không ngại nói đến thực tế khó khăn của doanh nghiệp, ông Trần Mạnh Cường, Phó phòng Tổ chức Hành chính, Tổng Công ty May 10 cho biết, do dịch COVID-19 nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, các đơn hàng khi sản xuất ra khách hàng không muốn nhận để tránh việc thanh toán. Thực tế 30-50% lao động của công ty May 10 đã bị ảnh hưởng. Trong quá trình tiếp cận 62.000 tỷ đồng, để vay vốn trả lương cho người lao động tạm ngừng việc thì điều kiện quá khắt khe nên doanh nghiệp khó tiếp cận, mà công ty không còn quỹ lương dự phòng…

Nỗi lo thất nghiệp ảnh 1

Nói về các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, không thể không nhắc đến du lịch và dệt may.

Bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Navigos Group - đơn vị chuyên tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp trung đến cấp cao khẳng định, bên cạnh những ngành phát triển do nhu cầu tăng vọt giữa mùa COVID-19 như các ngành liên quan đến công nghệ thông tin như thương mại điện tử, ngân hàng số, giáo dục trực tuyến, bảo hiểm.... thì nhiều ngành bị ảnh hưởng ngay lập tức, chẳng hạn như ngành bán lẻ, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ về giáo dục, dệt may... Hiện nhiều doanh nghiệp vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng không còn hướng đến thâm dụng lao động và lao động giá rẻ như trước kia. Thực tế hiện nay, lao động Việt Nam lại chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ giáo dục.

Theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19. Số lượng lao động mất việc làm liên tục gia tăng trong khi khả năng tạo việc làm cả trong và ngoài nước đều gặp khó khăn. Lao động ở khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất là dịch vụ du lịch với 72%, tiếp đến là 67,8% khu vực công nghiệp, 25,1% khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Theo Cục Việc làm, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 31 triệu người từ 15 tuồi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong đó, số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương ứng với 17,6 triệu người, gần 8 triệu lao động bị mất việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, giãn việc.

Cục Việc làm đã tính đến kịch bản số người thất nghiệp gia tăng vào những tháng cuối năm. Số lao động mất việc có thể tăng khoảng 60.000 đến 70.000 mỗi tháng, tập trung chính ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến chế tạo... Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người.

“Chính phủ và Bộ LĐTBXH xác định cùng lúc phải hỗ trợ cả doanh nghiệp và người lao động. Chỉ khi doanh nghiệp duy trì được sản xuất, kinh doanh thì người lao động mới không bị thất nghiệp. Chính phủ đang cải cách thủ tục hành chính, đưa các dịch vụ lên cổng dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện thông thoáng, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cũng được giảm thuế, giảm phí, hoãn nộp thuế... để vượt qua giai đoạn khó khăn”, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nói.

Nỗi lo thất nghiệp ảnh 2

Lương “đứng im” vì COVID-19

Hội đồng tiền lương quốc gia vừa có báo cáo gửi Chính phủ về “khuyến nghị phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2021”. Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 việc áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng như hiện hành.

Theo Bộ LĐTBXH, đại dịch COVID-19 bùng phát trong nước và trên thế giới tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong nước ở 8 tháng đầu năm 2020, tiếp tục ở 4 tháng cuối năm và chưa dự báo được mức độ tác động tiêu cực cụ thể cho năm 2021. Trong đó, tăng trưởng kinh tế giảm. GDP 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 1,81% (kế hoạch năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội tăng 6,8%), quý II-2020, chỉ tăng 0,36% (là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm từ 2011 - 2020).

Từ đó, Bộ LĐTBXH nhận định thị trường lao động bất ổn trong năm nay. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục trong 10 năm (đạt 73,8%), tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (2,26%, tương ứng là 1,2 triệu người, trong đó trên 451.600 người thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên, chiếm tới 36,8% tổng số người thất nghiệp), tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm (2,58%) do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm; 11,6% doanh nghiệp dự báo sẽ giảm lao động trong quý III-2020.

Nỗi lo thất nghiệp ảnh 3

Hội đồng tiền lương quốc gia đánh giá, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Sau thời gian các doanh nghiệp hoạt động cầm cự trong quý I, thì bắt đầu suy giảm trong quý II, quý III. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu quý III-2020 chịu tác động mạnh mẽ nhất khi đứt gãy các hợp đồng của năm 2020 (quý I và quý II vẫn cầm cự sản xuất khi tiếp tục thực hiện các đơn hàng đã ký năm 2019), và chưa dự báo được năm 2021.

Cụ thể, có tới 19,4% doanh nghiệp dự báo nhận định những tháng tới gặp khó khăn hơn quý II-2020, 18,3% doanh nghiệp dự bảo giảm đơn đặt hàng mới và 21,9% số doanh nghiệp dự kiến giảm đơn đặt hàng xuất khẩu.

Đáng chú ý, có khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Khoảng gần 67% doanh nghiệp đã thực hiện ít nhất một trong bốn giải pháp về lao động để ứng phó với tác động của dịch COVID-19 bao gồm: Cắt giảm lao động; Cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên; Nghỉ việc không lương; Giảm lương người lao động. Trong đó, cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên là giải pháp được áp dụng phổ biến nhất (gần 40% doanh nghiệp thực hiện), trên 28% doanh nghiệp thực hiện “cắt giảm lao động”.

Hội đồng tiền lương quốc gia kiến nghị chính sách tiền lương tối thiểu cần đặt trong yêu cầu chung về hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm việc làm cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp cũng chính là hỗ trợ người lao động. Với việc không tăng tiền lương tối thiểu vùng sẽ giúp thực hiện được định hướng chính sách rõ ràng, ổn định để doanh nghiệp chủ động sắp xếp, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, góp phần tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài.

Do đó, theo Hội đồng tiền lương quốc gia, người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước cùng chia sẻ khó khăn và thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, lấy đà phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho người lao động giữ được việc làm, hoặc có cơ hội thuận lợi tái tham gia thị trường lao động.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?