Nước biển ấm lên không phải 'thủ phạm' duy nhất gây bão hàng loạt

[Ngày Nay] - Có đến gần chục cơn bão cùng tấn công các đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương… khiến không ít nhà khoa học thế giới lo ngại về sự an toàn các nhiều quốc gia nằm trên đường đi của bão.
Nước biển ấm lên không phải 'thủ phạm' duy nhất gây bão hàng loạt

Theo tờ Daily Mail, thế giới đang đối mặt với hàng loạt cơn bão tấn công mạnh mẽ chưa từng có, các cơn bão này hiện rõ trên loạt ảnh vệ tinh với sức gió, sức tàn phá khủng khiếp. Có khoảng 9 cơn bão đang hoành hành khắp thế giới.

Đó là siêu bão Florence đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Đông nước Mỹ. Một cơn bão khác mang tên Helene, hình thành ở phía Đông đại dương và di chuyển về hướng châu Âu cũng khiến các nhà khoa học Mỹ lo ngại. Ở biển Caribean, cơn bão nhiệt đới Isaac cũng tăng dần sức gió khi đổ bộ vào Jamaica. Một cơn bão khac mang tên Joyce ở Ấn Độ Dương và đang hướng về các hòn đảo của Bồ Đào Nha. Ở Đại Tây Dương, các nhà khí tượng phát hiện một cơn bão nhiệt đới đang hình thành ở Vịnh Mexico. Ở Thái Bình Dương, siêu bão Mangkhut với sức gió lên tới 250km/giờ đã càn quét khốc liệt qua Philippines và tăng tốc tiến vào biển Đông…

Nước biển ấm lên không phải 'thủ phạm' duy nhất gây bão hàng loạt ảnh 1

Theo các chuyên gia về bão, khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 9 hàng năm là đỉnh điểm xuất hiện các cơn bão nhiệt đới ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Nhưng việc có quá nhiều cơn bão xuất hiện cùng lúc là điều “bất thường”.

Thế giới đang đối mặt với số lượng kỷ lục các cơn bão lớn đồng loạt hình thành, đặt ra mối nguy hiểm lớn. Nhà khí tượng học Tim Heller đăng trên Twitter rằng ông “chưa từng thấy nhiều biến động tại vùng nhiệt đới cùng một lúc như vậy” trong suốt 35 năm sự nghiệp, theo RT.

Nói về nguyên nhân gây ra các siêu bão liên tiếp, một nhà khoa học Mỹ lý giải. Về mặt khoa học, sự dịch chuyển của các cơn bão phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: dòng dẫn đường (áp cao cận nhiệt đới), quán tính của cơn bão, tác động của địa hình và ma sát… Những siêu bão xuất hiện liên tiếp gần nhau cho thấy thực tế đáng lo ngại về mối liên quan giữa sự gia tăng của các cơn bão có cường độ ngày càng lớn, xuất hiện ngày càng thường xuyên với tình trạng biến đổi khí hậu và trái đất nóng lên.

Kristy Dahl, một nhà khoa học khí hậu của Liên minh các nhà khoa học liên quan (Union of Concerned Scientists), cho biết: “Có ít nhất một mối liên kết giả định giữa các cơn bão và nhiệt độ ấm lên ở các đại dương”.

Tuy nhiên, hiện tượng nóng lên toàn cầu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bão xuất hiện ngày một thường xuyên trên khắp thế giới.

Theo phân tích trên tờ Washington Post, sự hình thành đồng thời của các cơn bão tại Đại Tây Dương là do sự kết hợp đột ngột của hai yếu tố năng lượng và gió. Các cơn gió mạnh trong khí quyển có thể ngăn chặn sự phát triển của bão ở độ cao thấp, nhưng hiện các luồng gió tại khu vực này đều khá yếu. Thêm vào đó, sự thay đổi tốc độ và hướng gió đột ngột, hay còn gọi là hiện tượng gió đứt, đã đạt đến mức tối thiểu, khiến bất cứ sự xáo trộn nào cũng trở thành bão.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.