“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng

Con người từ xưa luôn sợ hãi loài cọp (hay còn gọi là hổ) nên chúng được mệnh danh là “ông ba mươi”. Nếu có nhiều truyền thuyết bi hùng về các tráng sĩ tiêu diệt hổ dữ để bảo vệ dân lành thì cho đến ngày nay, hổ bị săn bắn để làm bài thuốc đông y nên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

___________________

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 1

Thác hang cọp (cọp hay còn gọi là hổ) hoang sơ và hùng vĩ thuộc xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là nơi có nhiều truyền thuyết về loài động vật được mệnh danh chúa Sơn lâm. Nơi đây ít ai biết đến và có khá nhiều truyền thuyết ly kỳ về sự hình thành nên thác hang cọp.

Theo truyền thuyết của người Chill kể lại, tại vùng đất hoang sơ thời bấy giờ, người dân luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ thú dữ tấn công. Tại thác, có một bầy cọp chuyên tung hoành, phá hoại mùa màng, nương rẫy của người dân. Để yên ổn làm ăn, hằng ngày người dân phải cống nạp thịt muôn thú để cọp luôn được no đủ, không quậy phá dân làng.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 2

Trong làng, có một chàng trai người Chill khỏe mạnh, thân hình vạm vỡ, võ nghệ tinh thông đã đứng ra nhận trách nhiệm diệt trừ loài cọp dữ. Biết đối đầu với Chúa sơn lâm là đi không hẹn ngày trở lại, nhưng quyết tâm tiêu diệt cọp dữ, bảo vệ dân làng, chàng trai từ biệt mọi người và lần vào rừng sâu theo hướng cửa hang, nơi đàn cọp ẩn trú.

Cuộc chiến giữa chàng trai và đàn cọp diễn ra suốt mấy ngày liền, có những lúc thất thế, đàn cọp đau đớn gầm thét vang cả núi rừng. Và rồi, sau trận chiến, người dân không còn thấy chàng trai khỏe mạnh cùng đàn cọp đâu nữa.

Có người thì cho rằng chàng trai đã hy sinh mạng sống của mình để dụ cọp vào rừng sâu thăm thẳm. Cũng có người kể lại rằng chàng trai được phái xuống để giúp người dân tiêu diệt loài hổ dữ. Đến nay, tượng chàng trai phía trên đồi cao cũng chính là dũng sĩ người Chill đã tiêu diệt cọp.

Trong những lần kỷ niệm thành lập TP Đà Lạt, huyền thoại về thác hang cọp luôn được tái diễn trong ngày lễ hội. Từ những truyền thuyết, huyền thoại về sự hình thành của thác hang cọp như lời khuyên bảo, nhắc nhở con người yêu thiên nhiên và núi rừng huyền bí.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 3

Ngày xưa, cọp được xem là loài thú dữ chuyên tấn công các bộ tộc sống nơi rừng sâu nên thường xuyên bị triệt hạ. Ngày nay, cọp lại được xem là loài động vật quý hiếm bị săn bắn để dùng làm các vị thuốc đông y.

Ông Phùng Mỹ Trung, chuyên gia nghiên cứu đa dạng sinh vật học Việt Nam chia sẻ: “Mỗi loài sinh ra đều có quyền được sống trong môi trường tự nhiên mà vốn dĩ thượng đế đã ban cho chúng. Con người cũng chỉ là một phần trong chuỗi mắt xích sinh học ấy nên chúng ta không có quyền được coi mình là chúa tể của muôn loài mà cố tính tiêu diệt chúng, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng”.

“Đối với các thế hệ chúng ta việc thay đổi ý thức bảo tồn rất khó, chúng ta hãy quan tâm đến thế hệ trẻ và giáo dục lới trẻ biết yêu thương và bảo vệ thiên nhiên hoang dã của chúng ta cho muôn đời sau”, ông Trung nói.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 4

Cọp hay còn gọi Hổ Đông dương Panthera tigris corbettii là loài thú ăn thịt cỡ lớn nhất trong Họ Mèo Felidae, trong tự nhiên một số cá thể có thể nặng 200 - 250kg. Nền lông vàng hoặc vàng sáng, phần bụng trắng. Mặt và dọc thân có nhiều sọc đen. Hổ dễ phân biệt bằng các dải đen được phủ không đồng nhất trên cơ thể.

Theo WWF-1998, Hổ Đông Dương phân bố tại 47 điểm tại Việt Nam, trong đó có 15 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hổ được phân bố tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk những năm 1970. Hiên nay số lượng cọp đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu.

Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. Theo thống kê từ các Chi cục Kiểm lâm (2001) dự đoán quần thể hổ trong toàn quốc có trên 100 cá thể. Chúng phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt.

Thông tin từ Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam cho biết trên thế giới chỉ còn khoảng 1.700 đến 2.000 cá thể hổ Đông dương. Ở Việt Nam. Một số địa phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quảng Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5 cá thể. Với quần thể quá nhỏ như vậy thì sự suy thoái về di truyền của hổ Đông dương Việt Nam là không thể tránh khỏi.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 5

Nói về giải pháp bảo tồn loài hổ, ông Phùng Mỹ Trung phân tích, ở Việt Nam, hổ được xếp vào sách đỏ với phân hạng: CR A1d C1+2a và nghị định 06/NĐ-CP - là loài rất nguy cấp, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Hổ thích nghi thấp với các sinh cảnh bị tàn phá trong rất nhiều năm qua và quần thể nhỏ nên ảnh hưởng lớn về di truyền cho các thế hệ sau do hiện tượng cận huyết.

Hầu hết các khu bảo tồn có loài hổ sinh sống thường bị chia cắt. Việc phối giống giữa các quần thể hổ khác nhau ít khi xảy ra, gây suy thoái nguồn gen, không có lợi cho bảo tồn. Với tình trạng săn bắn hổ ngày càng gia tăng, nếu không có chính sách quản lý bảo vệ và bảo tồn hổ thỏa đáng thì số lượng hổ ít ỏi còn tồn tại ở một số khu rừng sẽ bị tiêu diệt trong một ngày không xa.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 6

Nhằm bảo tồn và phát triển quần thể hổ hiện có tại Việt Nam, cần có sự chung tay của Nhà nước, các nhà khoa hoc, các tổ chức phi chính phủ và tất cả mọi người. Trước mắt Nhà nước cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới việc quản lý và bảo vệ hổ ở Việt Nam và hoàn thiện văn bản, xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm luật có liên quan tới việc bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã nói chung và loài hổ nói riêng.

Ông Phùng Mỹ Trung trăn trở: “Giải pháp tốt nhất là cần có một Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn thiên nhiên đủ để cho chúng sống trong môi trường tự nhiên là ngôi nhà thích hợp nhất của chúng. Vì trải qua hàng triệu năm tiến hóa tính thích nghi của chúng đã được chọn lọc tự nhiên”.

“Ông ba mươi” trước nguy cơ tuyệt chủng ảnh 7

Bài: Đỗ Hưng

Thiết kế: ThúyHà

TIN LIÊN QUAN
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.