Ông Chung Hae Seong có dám để Công Phượng dự bị?

Tiền đạo gốc Nghệ cần một cú “hích” từ ông thầy người Hàn Quốc để có thể bứt lên một nấc mới về chuyên môn, thay vì dậm chân tại chỗ như thời gian vừa qua. 
Ông Chung Hae Seong có dám để Công Phượng dự bị?

Ở trận đấu với Quảng Nam chiều 21/10 trong khuôn khổ lượt 22 V-League, Công Phượng sớm rời sân vì chấn thương. Tưởng như với việc mất cầu thủ số 1, HAGL sẽ phải chịu thất bại thứ 5 liên tiếp ở V-League.

Nhưng trái lại, sau thời gian đầu bị ép sân, đội bóng của bầu Đức dần thi đấu khởi sắc và lấy lại thế trận. Đặc biệt trong hiệp 2, HAGL trội hơn hẳn so với đội chủ sân Tam Kỳ với các đường lên bóng nhanh, sắc nét ở cả trung tuyến và hai biên. Văn Toàn, Minh Vương…và các chân sút khác của HAGL lần lượt có cơ hội trước khung thành Quảng Nam. Một trong số đó được cụ thể hoá bằng bàn thắng ở phút 84 của Đức Lương, cầu thủ vào thay người trong hiệp 2.

Đáng tiếc khi đội bóng phố núi không bảo toàn được kết quả trên, khi hàng phòng ngự sơ sểnh để Minh Tuấn ghi bàn gỡ hoà cho Quảng Nam. Mặc dù vậy, màn trình diễn của HAGL vẫn nhận được nhiều sự tán thưởng của các CĐV cũng như giới chuyên môn. Trước cuộc chám trán giữa đôi bên, đội bóng của bầu Đức vừa trải qua 4 trận thua liên tiếp, trong khi đó Quảng Nam đang có phong độ rất ổn định, và vừa chiếm ngôi số 1 trên bảng xếp hạng sau vòng 21.

Ở một số trận đấu mùa giải năm nay, HAGL đã chơi khá tốt khi không có Công Phượng trên sân. Các đường tấn công của HAGL trở nên nhanh, sắc nét hơn. Với những trận đấu có Công Phượng, các phương án tấn công của HAGL thường hướng tới tiền đạo gốc Nghệ. Cộng với việc Phượng hay xử lý rườm rà, lạm dụng kỹ thuật cá nhân, tính đột biến trong các pha tấn công của HAGL bị giảm đi rõ rệt.

Việc quá lạm dụng kỹ thuật cá nhân là nhược điểm lớn của Công Phượng, được chỉ ra ngay từ khi anh còn thi đấu ở các đội trẻ. Tuy nhiên sau 3 mùa giải thi đấu tại V-League, Công Phượng vẫn không “chữa” được căn bệnh này. Hệ quả của nó là tiền đạo gốc Nghệ trở nên kém hiệu quả, ngày càng bị tụt lại về chuyên môn so với các đồng đội ở HAGL, như Xuân Trường, Văn Thanh hay Văn Toàn, Tuấn Anh…

Từ ông Guillaume Graechen tới Nguyễn Quốc Tuấn ở HAGL hay Toshiy Miura, Nguyễn Hữu Thắng trên tuyển Việt Nam, tất cả đều từng có lúc đề cập tới điểm yếu này của Công Phượng. Nhưng ở HAGL, Phượng vẫn “bất khả xâm phạm”. Anh thường xuyên có tên trong đội hình xuất phát, bất kể phong độ tốt hay xấu. Ít HLV nào ở HAGL dám “cất” Công Phượng thường xuyên trên ghế dự bị.

Nhưng với HLV Chung Hae Seong, chuyện này có thể sẽ thay đổi. Bóng đá Hàn Quốc nổi tiếng với yêu cầu khắt khe về thể lực và kỷ luật. HLV Chung Hae Seong lại đặc biệt nổi tiếng với khả năng đưa các ngôi sao vào khuôn khổ. Ông Chung rất giống đồng nghiệp Park Hang Seo ở tuyển Việt Nam ở quan điểm đặt tập thể lên trên cá nhân.

Ở khía cạnh tích cực, việc HLV Chung Hae Seong “rắn” tay sẽ buộc Công Phượng phải nỗ lực hơn. Khó có chuyện tập luyện hời hợt, thi đấu cá nhân lại giữ được vị trí trong đội. Phượng sẽ phải thay đổi để trở nên xuất sắc hơn, phải cạnh tranh sòng phẳng với các đồng đội. Từ đây, trình độ của Công Phượng cũng có thể được cải thiện, thay vì tiến bộ rất chậm như thời gian vừa qua. Kỹ thuật, tốc độ đều, cái thiếu của Công Phượng có lẽ chỉ là tư duy chơi bóng “sáng” nước hơn. Và đây cũng chính là thứ ông Chung Hae Seong cần “chỉ điểm” cho anh, bên cạnh phương pháp kích thích về mặt tinh thần. Trong số này  bao gồm cả việc để Công Phượng trên ghế dự bị.

Vấn đề là HLV Chung Hae Seong có toàn quyền, và có dám làm hay không mà thôi. Ở HAGL, ai cũng biết Công Phượng là cầu thủ “cưng” số 1 của bầu Đức. Để Phượng dự bị chắc chắn không phải quyết định dễ dàng. 

Theo Tiền Phong
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.