‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời

(Ngày Nay) - Lời hứa: "Sẽ cố gắng ra mắt nhiều bộ phim chất lượng, để khán giả có thể thưởng thức, và tự hào hơn về điện ảnh nước mình" của đạo diễn “vỏ Tây, ruột Việt” Stephane Gauger chưa kịp thực hiện, sự ra đi đột ngột của anh khiến khán giả không khỏi bàng hoàng.
‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời

Theo lời bạn thân của đạo diễn Stephane Gauger tại Việt Nam, đạo diễn người Mỹ, gốc Việt bất ngờ qua đời sau cơn đột quỵ, hưởng dương 48 tuổi. Thông tin này khiến không ít khán giả bàng hoàng, thương tiếc. Stephane Gauger được biết đến là đạo diễn nước ngoài có khả năng nói sành sỏi tiếng Việt nhất, sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1970, anh cùng gia đình sang Mỹ định cư vào năm 1975. Tuy nhiên, Stephane Gauger có nhiều cống hiến, đóng góp cho nền điện ảnh Việt Nam, điển hình là những tác phẩm như Cú và chim se sẻ (2007), Sài Gòn Yo!, (2010), Yêu đi, đừng sợ! (2017).

‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời ảnh 1

Khi bắt đầu bén duyên điện ảnh vào những năm đầu thập niên 1990, đạo diễn Stephane Gauger đã thử nhiều vai trò, trải nghiệm đủ “ngóc ngách” trong quá trình sản xuất một bộ phim điện ảnh. Anh từng giữ vai trò như quay phim, thiết kế ánh sáng, diễn viên phụ ở không ít tác phẩm Việt Nam, có thể kể đến như Dòng máu anh hùng, Ba mùa, Vượt sóng,…

Những trải nghiệm từ quá trình giữ vai trò quay phim, thiết kế ánh sáng khiến đạo diễn Stephane Gauger đủ khả năng kiêm vị trí biên kịch, đạo diễn và quay phim trong bộ phim truyện đầu tay - Cú và chim se sẻ (2007). Trong Cú và chim se sẻ, một Sài Gòn nhộn nhịp, đẹp đến lạ thường, không hiện lên như một cuộc chiến - cái nhìn của người nước ngoài dành cho Việt Nam lúc bấy giờ - hay đậm chất lãng mạn như ở phim Đông Dương, Người tình, mà qua máy quay của vị đạo diễn người Mỹ gốc Việt, đất nước đang thay đổi, một cách tự nhiên, không tô vẽ.

‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời ảnh 2

Trực tiếp cầm máy quay, đi theo chân diễn viên trên đường phố Sài Gòn tấp nập, đạo diễn Stephane Gauger muốn người xem như được hòa vào dòng chảy thành phố: “Sài Gòn xe đông, người đông, thì hình ảnh trong phim của tôi cũng chẳng thể đứng im được”. Bằng tình yêu và nhiệt huyết với điện ảnh, với Sài Gòn, anh thành công đưa Cú và chim se sẻ đến trên 20 Liên hoan phim trên thế giới, giành giải thưởng từ Liên hoan phim Los Angeles, Rotterdam, Toronto,… Phim được đánh giá 7.5/10 trên IMDb.

‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời ảnh 3

Sau Cú và chim se sẻ, đạo diễn Stephane Gauger tiếp tục sản xuất Sài Gòn Yo!, bộ phim mang thể loại hiphop, tình cảm, tâm lý, với thông điệp gửi gắm đến khán giả: “Hãy tin vào ước mơ”. Mượn câu chuyện hiphop, tác phẩm điện ảnh kể về những người trẻ, cùng tuyến nhân vật, tuyến chuyện được xây dựng theo cấu chúc đa chiều, từ chuyện về đam mê tuổi trẻ của Mai (Vân Trang), chuyện tình yêu Hải (Khương Ngọc) - Kim (Quỳnh Hoa) hay chuyện bạn bè. Mỗi cuộc đời, mỗi số phận là một lát cắt mà Stephane Gauger cảm nhận, khai thác và phát triển về Sài Gòn. Sài Gòn Yo! giành giải thưởng Cánh diều Bạc tại Lễ trao giảo Cánh diều năm 2011.

Theo vị đạo diễn người Mỹ gốc Việt, nếu tình yêu đối với nghệ thuật, điện ảnh được khơi gợi tại Châu Âu, thì mảnh đất Sài Gòn cho Stephane Gauger một tình cảm tự nhiên, quyến luyến, thôi thúc anh làm phim về nơi này. Ước mơ của nam đạo diễn Cú và chim se sẻ là thực hiện tác phẩm không câu nệ kỹ thuật, nặng về tư tưởng, chính trị, mà có thể ghi lại những giá trị chân thực, cốt lõi của xã hội, đất nước.

Năm 2016, sau sáu năm vắng bóng, đạo diễn Stephane Gauger trở lại Việt Nam, nhận lời mời tham gia quá trình sản xuất bộ phim kinh dị Cô hầu gái của đạo diễn Derek Nguyễn. Lấy bối cảnh năm 1953, bộ phim xoay quanh những bí ẩn về căn biệt thự ở Đồn điền Sa Cát, nơi mang nhiều lời đồn thổi về hồn ma Camille - phu nhân đã mất của đại úy Sebastien Laurent, chủ đồn điền ma quái này. Tác phẩm như một làn gió mới trong không khí khá ảm đạm của dòng phim kinh dị Việt Nam năm 2016.

Đây cũng là duyên cớ khiến đạo diễn mang một nửa dòng máu Việt này làm lại bộ phim Yêu đi, đừng sợ! từ nguyên tác nước ngoài mang tên Spellbound. Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ và tình yêu giữa Phương (Nhã Phương) - cô gái có khả năng nhìn thấy những hồn ma và Tùng (Ngô Kiến Huy) - chàng ảo thuật gia nhát ma. Phim vừa giành giải Khán giả yêu thích nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX.

‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời ảnh 4

Không chỉ Việt hóa một bộ phim nước ngoài, đạo diễn người Mỹ gốc Việt không bị phụ thuộc vào kịch bản, cách thức xây dựng, phát triển nhân vật ở nguyên tác. Stephane Gauger tạo nên một không khí, màu sắc “rất Việt Nam”, đặc biệt là tạo hình, tính cách hai nhân vật chính do nữ diễn viên Nhã Phương và Ngô Kiến Huy thể hiện. Bản thân đạo diễn cũng chia sẻ, anh luôn nỗ lực khiến bản remake đậm chất Việt Nam, phù hợp với người xem trong nước hơn.

‘Ông Tây đạo diễn’ sành sỏi tiếng Việt Stephane Gauger qua đời ảnh 5

Bởi những cống hiến của Stephane Gauger, người hâm mộ Việt Nam không khỏi thương xót, tiếc nuối trước sự ra đi của anh, người đạo diễn nước ngoài có tình yêu, sự nhiệt thành lớn lao dành cho mảnh đất Việt, cũng như tinh thần lạc quan và lý tưởng sống cao đẹp mà anh từng gửi gắm qua các tác phẩm điện ảnh của mình.

Theo Saostar

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.