'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh?

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh?

“Sức khỏe là lựa chọn, không phải điều bí ẩn của sự ngẫu nhiên”. Và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc có thể trẻ, khỏe hơn với một lối sống mang tên onsen.

_____________________

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 1

Khi cuộc sống hiện đại đã giải phóng con người phần nào khỏi những nỗi lo cơm áo gạo tiền, thì điều chúng ta quan tâm nhiều nhất ấy là sức khoẻ. Chúng ta nhận ra rằng, chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng hay bạc. Đó là sự “giàu có” có thể giúp chúng ta làm bất cứ điều gì chúng ta muốn. Và kỳ diệu là ở chỗ, bạn có được sự “giàu có” này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của bạn, chứ không phụ thuộc vào một tài khoản ngân hàng lớn với nhiều con số.

Người Nhật có câu nói rất hay: “Tiền có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Tiền có thể mua được giường nhưng không mua được giấc ngủ. Tiền có thể mua được bác sĩ những không mua được sức khoẻ”. Có lẽ vì thế, hơn bất cứ ai, người dân Nhật Bản luôn quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để chăm sóc tài sản quý giá nhất của con người – sức khoẻ. Họ đã đưa ra sự lựa chọn của mình: đồ hải sản và thanh đạm thay vì đồ chiên nóng, vận động thường xuyên thay vì lười biếng, vui sống với các hoạt động ca hát, dã ngoại, tắm onsen… thay vì ôm tivi hay điện thoại giết thời gian rảnh. Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hơn 46% người Nhật khi tìm kiếm sự thư giãn sẽ chọn tắm suối khoáng nóng, thay vì đi du lịch nước ngoài, nghe hòa nhạc hay đi xem phim. Kết quả là, cho đến ngày nay, Nhật Bản luôn đứng trong top những quốc gia dẫn đầu thế giới về tuổi thọ, sức khoẻ, và tất nhiên, cả về chất lượng sống.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 2

Người Nhật có một niềm đam mê bất tận với việc tắm onsen, và coi đó như một liều thuốc thần kỳ, một sức mạnh thần bí để bảo vệ sức khoẻ. Bạn có thể gọi onsen với người Nhật giống như là một thói quen, một lối sống, một đức tin, thậm chí là một “cơn ghiền”, thế nào cũng được. Nhưng chắc chắn, onsen cũng giống như kiếm đạo, trà đạo, kịch Kabuki hay bất cứ bộ môn truyền thống nào của Nhật Bản, đã trở thành một nét văn hoá ăn sâu bám rễ và được nâng tầm thành nghệ thuật.

Vậy điều gì đã khiến onsen “ám ảnh” đến vậy đối với người dân xứ sở mặt trời mọc? Thực tế, Nhật Bản có đặc điểm thổ nhưỡng nhiều núi lửa và hiện nhiều ngọn vẫn đang hoạt động. Vì vậy, đây là đất nước có nguồn khoáng nóng dồi dào nhất thế giới với hơn 25.000 suối khoáng nóng. Khởi nguồn, người Nhật tìm đến khoáng nóng để tắm và coi đó là một liệu pháp tốt cho sức khoẻ. Trong khi nhiệt độ cao tại khoáng nóng giúp máu huyết lưu thông – tiền đề cho việc điều trị các bệnh về da và cơ xương khớp; áp suất nước cực lớn giúp kích thích các cơ quan nội tạng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn; thì lực nổi của nước lại giúp cơ thể hoàn toàn được thả lỏng, thư giãn và khiến mọi mệt mỏi ưu phiền đều tan biến. Đó là lý do vì sao ở Nhật Bản, bất kể trẻ hay già, giàu hay nghèo, khoẻ hay yếu, người lao động trí óc hay lao động chân tay…, ai cũng gửi gắm một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh thần kỳ của khoáng nóng. Phụ nữ tìm đến onsen để làm đẹp. Người già tìm đến onsen để đỡ đau nhức xương khớp. Trí thức tìm đến onsen để giải toả stress. Lâu dần, tắm khoáng không còn là một liệu pháp chăm sóc sức khoẻ nữa, mà trở thành một nét văn hoá để nâng cao chất lượng cuộc sống, một loại hình du lịch phổ biến đem đến hàng tỷ đô la mỗi năm cho đất nước mặt trời mọc. Theo thống kê năm 2013 của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu, Châu Á dẫn đầu doanh thu trong ngành du lịch nước khoáng nóng với 26,7 tỷ đô la Mỹ, trong đó Nhật Bản và Trung Quốc chiếm 51% tổng doanh thu.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 3

Loại hình du lịch onsen, thật thú vị đó không chỉ là loại hình “độc quyền” của xứ sở mặt trời mọc. Ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Trung Quốc, hay Việt Nam đều có những nguồn khoáng nóng rất giá trị và đều được khai thác như một hình thức du lịch chăm sóc sức khoẻ rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng để tắm khoáng nóng trở thành một “nghệ thuật onsen” đúng kiểu Nhật thì không phải ở đâu cũng có, nhất là ở Việt Nam. Bởi để “chuẩn Nhật”, thì nguồn khoáng nóng không chỉ đòi hỏi phải sở hữu những giá trị khoáng chất nhất định, mà văn hoá onsen cũng phải đạt được mức độ tinh tế từ cách thức, liệu trình cho đến không gian đậm sắc màu Phù Tang. Và chỉ khi bạn tắm khoáng theo chuẩn văn hoá Nhật, bạn mới cảm nhận rõ nhất giá trị thiêng liêng mà nguồn khoáng nóng mang lại cho sức khoẻ, tinh thần.

Thực tế, để onsen chuẩn Nhật trở thành một phần của đời sống tinh thần người Việt Nam là một câu chuyện dài, nhưng chí ít đến nay, onsen đã trở thành một xu thế, một loại hình du lịch chăm sóc sức khoẻ nhiều người lựa chọn, nhất là sau khi khu Yoko Onsen Quang Hanh được ra mắt giữa năm 2020.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 4

Có thể bạn đã từng đến Quang Hanh để thử cho biết cảm giác tắm onsen chuẩn Nhật là như thế nào, cũng có thể bạn đã đọc đâu đó các bài báo nói về khu tắm khoáng siêu hot này với các khu bể sục, bể tắm nằm thơ mộng trong ngôi làng nhỏ kiểu Nhật giữa núi rừng Quang Hanh nguyên sơ. Dù thế nào, nguồn khoáng nóng giá trị thuộc hàng quý và hiếm tại Việt Nam với các lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ không phải là lý do duy nhất khiến Quang Hanh hút khách đến vậy. Quan trọng hơn, sức hấp dẫn của nó nằm ở chính nét văn hoá onsen đậm phong vị Phù Tang – một trải nghiệm khác lạ, một cảm giác thoát tục, và một trạng thái hỷ lạc trong vô vi. Nói theo cách của chị Mai – một quý cô ghiền onsen đến độ tháng nào cũng phải từ Hà Nội về Quang Hanh ít nhất một lần thì: “Onsen đối với tôi không phải là tắm. Đó là một hành trình tôi được thả trôi tự do để lắng nghe các giác quan của mình lên tiếng. Tôi thích cái cảm giác được nhắm mắt lại, cảm nhận nguồn nước nóng trong bể sục vỗ về từng tế bào da, nghe tiếng chim hót lẫn trong tiếng nhạc thiền định du dương, và để mọi phiền não cuốn trôi theo bọt nước li ti”.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 5

Và thậm chí hơn một nguồn khoáng và một sự tận hưởng như du khách tên Mai nhận định, người Nhật từ thế kỷ thứ 6 đã xem onsen như một liệu pháp thần kỳ. Người theo đạo Shinto thậm chí coi dòng khoáng nóng như nước thiêng từ các vị thần. Bởi dòng ôn tuyền có khả năng xoa dịu những mệt mỏi cả về thể chất lẫn ưu phiền trong tâm hồn, và hỗ trợ cải thiện nhan sắc, tăng cường sức khỏe nhờ những khoáng chất có lợi. Với riêng nguồn khoáng từ Quang Hanh, Quảng Ninh, theo kết quả giám định từ Tokyo, đây là nguồn khoáng nóng hết sức giàu khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Với tỷ lệ Brom lớn tới 40mg/l, suối khoáng Quanh Hanh là một trong những mỏ nước khoáng có hàm lượng Brom nóng khoáng hóa cao nhất thế giới, với công dụng giúp đào thải độc tố, giảm đau và phục hồi chức năng cơ khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh về da, giúp tinh thần sảng khoái, giảm stress…, phù hợp với mọi lứa tuổi và hiệu quả với nhiều vấn đề về sức khỏe.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 6

Những khoáng chất đặc biệt quý giá đó đã không những được Sun Group giữ trọn vẹn mà còn được nâng tầm với những công nghệ thanh lọc tiên tiến nhất, để loại bỏ hết các tạp chất không có lợi và khai thác tối đa những công dụng từ các khoáng chất tốt cho sức khỏe, trong nhiều loại hình bể tắm tại Yoko Onsen Quang Hanh resort. Chẳng hạn, bể tắm động với các tia nước nóng giúp cơ thể được massage và thư giãn nhẹ nhàng, rất tốt trong việc giảm mỡ thừa, đào thải độc tố. Bể sục jacuzzi giúp massage toàn cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu và làm cho da mịn màng hơn nhờ các bọt khí trong nước… Bể ngâm chân giúp làm ấm cơ thể, lưu thông tuần hoàn máu, giúp cải thiện trí não và tinh thần. Với những người hay bị mất ngủ, bể ngâm chân là liệu pháp tuyệt vời cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 7
'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 8

Với giới thượng lưu Nhật Bản từ xa xưa đến bây giờ, việc sở hữu nguồn khoáng nóng cho riêng mình chính là một đặc quyền, một hình thức cao nhất của nghệ thuật thụ hưởng onsen. Với nguồn khoáng được “thửa riêng” ngay trong căn biệt thự đậm chất thiền của mình, giới nhà giàu Nhật có thể khởi đầu một ngày mới đầy năng lượng khi onsen vào lúc sáng sớm, và sẽ chìm vào một giấc ngủ sâu tuyệt vời sau khi bước ra khỏi bể sục onsen vào buổi đêm.

Anh Hoàng Nam, một doanh nhân thành đạt thường xuyên công tác tại Nhật Bản chia sẻ: “Giới thượng lưu Nhật thường sở hữu các căn villa mà ở đó, nguồn khoáng nóng được dẫn trực tiếp và tận nhà. Ngay trong căn biệt thự đã có hệ thống bể, phòng tắm tráng, ngâm khoáng, xông nóng, xông lạnh.... Cái cảm giác khi vừa xuống khỏi giường vào buổi sáng sớm là có thể bước ngay vào phòng tắm khoáng hay thư thái ngâm mình trước khi chìm vào giấc ngủ sâu thật sung sướng đến khó tả”.

Cách “chơi” onsen này của giới nhà giàu Nhật thậm chí đã lan tỏa đến nhiều nước. Thậm chí ngay tại Việt Nam đã hình thành xu thế “thửa riêng” nguồn khoáng nóng trong chính ngôi nhà của mình.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 9

Mới đây nhất, Sun Group ra mắt dự án Sun Onsen Village Limited Edition tại Quang Hanh, Quảng Ninh, dẫn nguồn khoáng vô giá tới tận từng villa, kiến tạo những onsen thu nhỏ trong từng biệt thự với đủ đầy những dịch vụ từ tắm tráng – ngâm khoáng nóng – xông nóng và kết thúc bằng xông lạnh hoặc ngâm lạnh. Thậm chí, các căn biệt thự đơn lập còn được trang bị phòng massage và nguồn tắm khoáng ngay tại phòng ngủ master, như thể bạn đang đi spa ngay trong chính căn hộ của mình vậy. Việc sở hữu một villa nghỉ dưỡng lúc này đã không đơn thuần là một bài toán sinh lời đối với giới đầu tư bất động sản, mà trở thành một “lối sống”, một thứ đạo onsen sang chảnh chẳng khác trà đạo, kiếm đạo của người Nhật.

Trở lại với anh Hoàng Nam, người đã rất ngưỡng mộ cách hưởng thụ onsen của giới thượng lưu Nhật Bản. Ngay khi Sun Group mở bán dự án với số lượng biệt thự có hạn, anh Nam đã không ngần ngại xuống vốn để sở hữu một villa trong phân khu Yoko, nơi có tổng diện tích cảnh quan lớn nhất, với hệ thống suối, cây xanh, cầu gỗ đan xen tựa như tranh thủy mặc. Đây cũng là phân khu sở hữu một trung tâm triển lãm Nhật Bản, trung tâm sức khỏe - Wellness Centrer vận hành bởi đơn vị quốc tế cùng công nghệ kiểm soát sức khỏe thể chất theo cá nhân; Clubhouse 5 sao… Anh chia sẻ: “Tôi vốn thích kiến trúc cũng như cách sống, cách hưởng thụ onsen thực sự của người Nhật từ lâu. Thế nên, việc sở hữu một villa ở dự án được gọi là ngôi làng Nhật Bản này cũng giống như sở hữu một ngôi nhà thứ hai, nơi tôi có thể trở về bất cứ lúc nào để tìm sự bình yên, thư thái tận hưởng onsen của riêng mình. Chỉ khi đó, những lợi ích của onsen với cơ thể, với sức khỏe mới thật sự trọn vẹn”.

'Onsen đạo' hay lựa chọn giàu có một cách thông minh? ảnh 10

Bài: Thảo Nguyên

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.