Phần 2: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Việt - Úc? : Dùng Giấy công nhận… để vào đại học!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm học sinh trường Việt - Úc (SIC) không có bằng tú tài, tốt nghiệp những năm qua đã đi đâu về đâu?
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc và "Giấy công nhận" do ông Lê Hồng Sơn cấp.
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc và "Giấy công nhận" do ông Lê Hồng Sơn cấp.

Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết “Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ Thông Quốc tế Việt Úc (SIC)?” (ngày vào các ngày 7, 8, 9/6), nhiều ý kiến phản hồi của độc giả đã gửi đến cho chúng tôi: Vậy hàng trăm học sinh trường SIC không có bằng tú tài, tốt nghiệp những năm qua đã đi đâu về đâu? Làm thế nào mà các em đó vào đại học…?. Chúng tôi sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc qua loạt bài viết này.

Phần 2, Kỳ 1: Dùng giấy công nhận… để vào đại học!

Theo tài liệu của Ngày Nay, thời gian qua đã có trường hợp không có bằng tú tài nhưng vẫn có giấy công nhận tốt nghiệp do Sở giáo dục Đào tạo TPHCM cấp để vào đại học. Trong khi Sở Giáo dục Đào Tạo TPHCM lại báo cáo với UBND TPHCM là có 82 trường hợp cấp công nhận đúng quy định?

Có giấy của Sở thì trường …. tuyển!

Tính đến thời điểm này, sinh viên N.H.K (sinh năm 2001) đã sắp là sinh viên năm thứ 3 ngành quan hệ Quốc tế của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như N.H.K không có bằng tú tài nhưng lại có giấy công nhận tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào Tạo TPHCM cấp ngày 10/6/2020 do ông Lê Hồng Sơn (khi đó là Giám đốc Sở GDĐT TPHCM) ký.

Theo đó, bản photocopy giấy công nhận mà sinh viên N.H.K nộp cho trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được chứng thực tại Văn phòng Công Chứng Nguyễn Kim Chi ngày 10/8/2020 có nội dung: “Văn bằng được cấp tại Úc, ngày 22 tháng 11 năm 2019. Do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE… là bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đã đăng ký tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/6/2020”.

Như vậy, điều kỳ lạ của giấy công nhận này là văn bằng được cấp tại Úc nhưng lại do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE cấp. Đúng ra phải do SCHOOL CURRICULUM AND STANDARDS AUTHORITY cấp.

Khi đối chiếu bản công nhận này với các giấy công nhận mà Sở GDĐT TPHCM cấp cho học sinh trường SIC nhưng có bằng tú tài do bang Tây Úc cấp (bằng WACE) thì bên cạnh một số nội dung khác nhau. Ngay phần nội dung hàng chữ “Do đơn vị cấp bằng”, giấy của các học sinh có bằng WACE là “Do SCHOOL CURRICULUM AND STANDARDS AUTHORITY” chứ không phải “Do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE”.

Lý giải cho việc N.H.K trúng tuyển và vào học tại trường mình, đại diện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết: Căn cứ để HIU nhận vào là có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương do nước ngoài cấp thì có xác nhận của cơ quan chức năng được ở Việt Nam công nhận. Nhà trường chỉ nhận khi có đầy đủ xác nhận văn bằng. Trường hợp học sinh Việt Nam đi học nước ngoài hoặc các chương trình ở Việt Nam mà gọi là chương trình quốc tế thì đều phải có xác nhận của Sở hoặc Sở cấp. Ông Lê Hồng Sơn làm sai thì ông Sơn phải chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Ngày Nay, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM xác nhận, sinh viên N.H.K (đã đổi tên nhân vật -PV) đang theo học tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nguyên là học sinh trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc (SIC) có giấy chứng nhận tốt nghiệp do Sở GDĐT TPHCM cấp. Nhưng đối tượng này không có bằng tú tài do bang Tây Úc cấp.

Vậy giấy công nhận của em N.H.K có con dấu của Sở GDĐT TPHCM và chữ ký của ông Lê Hồng Sơn (nguyên Giám đốc Sở GDĐT TPHCM) ở đâu ra? Ngoài N.H.K thì có bao nhiêu trường hợp tương tự? Câu trả lời vẫn đang dành cho cơ quan chức năng làm rõ!

Sở GDĐT TPHCM đã cấp bao nhiêu giấy?

Sau khi Ngày Nay điện tử đăng tải loạt bài viết “Ai cấp bằng cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc”, Bộ GDĐT đã yêu cầu Sở GDĐT TPHCM kiểm tra và báo cáo. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân TPHCM đã có công văn chỉ đạo Sở GDĐT TPHCM xem xét kiểm tra và báo cáo vụ việc.

Trong báo cáo 2028/SGDĐT-KTKĐ về báo cáo việc cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông đối với trường THPT Quốc Tế Việt Úc (SIC), ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM gửi đến Ủy ban nhân dân TPHCM cho biết, việc cấp giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông dựa trên cơ sở pháp lý gồm:

Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 do Bộ Trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Phần 2: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Việt - Úc? : Dùng Giấy công nhận… để vào đại học! ảnh 1

Báo cáo về việc cấp bằng tốt nghiệp THPT đối với học sinh trường THPT Quốc tế Việt - Úc (SIC) của Sở GDĐT TPHCM gửi đến UBND TPHCM vào ngày 17/6/2022.

Theo thông tư 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/20132007 do Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành theo quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT

Thông tư số 13/2021/ TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 2007 do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về điều kiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Cũng trong báo cáo này, Sở GDĐT TPHCM cho biết, từ năm 2013 đến nay, Sở GDĐT TPHCM đã cấp tổng cộng 151 giấy công nhận văn bằng nước ngoài cho các trường hợp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận. Trong đó có 82 trường hợp từng là học sinh của trường Trung học Phổ Thông Việt Úc (SIC).

Trong báo cáo này ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM khẳng định 82 trường hợp học sinh trường SIC được cấp giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp THPT Bang Tây Úc – Wace do Hội đồng học thuật bang Tây Úc- SCSA cấp.

Như vậy, dù đã có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cũng như từ Bộ GDĐT thì Sở GDĐT TPHCM mới chỉ đưa ra 82 học sinh trường SIC được cấp giấy công nhận và khẳng định các trường hợp trên đều cấp đúng quy định. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở vẫn chưa làm rõ vì sao lại có trường hợp của N.H.K, chưa làm rõ được đây là trường hợp duy nhất hay còn nhiều trường hợp tương tự? Hướng xử lý ra sao?

Trong khi đó, Trường SIC vẫn tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trong khi quy định tại Việt Nam muốn vào đại học phải có bằng tốt nghiệp THPT, Sở GDĐT TPHCM cho biết chỉ mới cấp 82 giấy công nhận cho các học sinh có bằng WACE. Vậy hàng trăm học sinh trường SIC không có bằng WACE đã đi đâu về đâu?

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mới phát hiện ra, có hàng trăm học sinh trường SIC tuy không có bằng tốt nghiệp nhưng vẫn vào đại học và không phải học ở nước ngoài mà học tại Việt Nam. Vì sao lại thế?

Vào những ngày cuối tháng 4/2022, không ít phụ huynh đang có con em theo học tại trường THPT SIC hoảng hốt khi hay tin con mình có nguy cơ không có bằng tốt nghiệp THPT để du học ở nước ngoài hoặc chí ít có thể theo học một trường đại học trong nước.

Dù các em vẫn phải tham gia học 3 năm, gia đình phải tốn hơn nửa tỷ đồng học phí nhưng… kết quả là hàng trăm học sinh trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC - địa chỉ 174/7, Lê Văn Sĩ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã hoặc sắp đối diện với nguy cơ… không có tương lai (không vào đại học, du học các trường tốt) vì không có bằng tốt nghiệp do Bang Tây Úc cấp hoặc bằng tốt nghiệp THPT như các bạn bè cùng trang lứa đang học tại các trường công lập khác ở trong cả nước.

Theo thông tin trên Website của trường THPT Quốc tế Việt Úc tại địa chỉ SIC.EDU.VN: Học sinh theo học sẽ học theo chương trình THPT của Bang Tây Úc (Western Australian Certificate of Education) được kiểm định và quản lý chất lượng bởi Hội đồng Học thuật Bang Tây Úc - School Curriculum Standards Authority. Chương trình THPT của Bang Tây Úc do SIC giảng dạy cho phép học sinh theo đuổi và có cơ hội nhận được Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) do SCSA cấp.

Để có thể đạt được Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) và điểm xếp hạng ATAR sử dụng cho việc xét tuyển vào các trường đại học cũng như xem xét xin học bổng, học sinh phải học các môn cấp độ ATAR. Môn học theo cấp độ ATAR sẽ khó hơn và yêu cầu cao hơn về mặt học thuật được quy định chặt chẽ bởi SCSA so với các môn học cấp độ GENERAL.

Vào cuối lớp 12, học sinh đăng ký học các môn ở cấp độ ATAR phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc – WACE. Trong khi, học sinh đăng ký học các môn ở cấp độ GENERAL lớp 12 chỉ thực hiện các bài kiểm tra do Hội đồng học thuật Úc cung cấp (Externally Set Task) để tính điểm cho các môn học. Học sinh Lớp 12 đăng ký học môn EALD ATAR phải tham dự Kỳ thi Thực hành trực tiếp với Hội đồng Học thuật Bang Tây Úc được thực hiện qua internet.

Học sinh chọn học các môn cấp độ GENERAL sẽ không đủ điều kiện để nhận Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) mà chỉ nhận được Bảng điểm WASSA…. Phụ huynh cần lưu ý phải tham khảo thông tin điều kiện đầu vào các trường Đại học mong muốn trước khi quyết định chọn môn và cấp độ môn học trong năm lớp 11 và 12).

Mời các bạn đón đọc kỳ sau. “Hàng trăm học sinh không có bằng …. đã vào đại học”

TIN LIÊN QUAN
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.