Phạt 12,5 triệu đồng đối tượng bịa tin bắt cóc đăng lên Facebook

(Ngày Nay) - Người bịa tin bắt cóc trẻ em ở Đà Nẵng rồi đăng lên Facebook nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người để việc bán hàng qua mạng được thuận lợi đã bị công an xử phạt 12,5 triệu đồng.
Nội dung tin bắt cóc được Phạm Thị Minh Trang đăng tải lên trang cá nhân.
Nội dung tin bắt cóc được Phạm Thị Minh Trang đăng tải lên trang cá nhân.

Tối 9/6, đại tá Nguyễn Văn Hoa, Trưởng Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, cho biết cơ quan này đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với người bịa tin bắt cóc trẻ em đăng lên trang Facebook cá nhân nhằm mục đích câu khách để dễ bán hàng trực tuyến.

Cụ thể, Công an quận Liên Chiểu quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng đối với Nguyễn Thị Ngọc (26 tuổi, ngụ quận Liên Chiểu) theo Điểm a, Khoản 3, Điều 64 của Nghị định 174/NĐ-CP 2013. Sau khi ra quyết định xử phạt trên, cơ quan điều tra đã yêu cầu những thành viên trên Facbook chia sẻ bài viết về 2 vụ bắt cóc trên trang cá nhân của Ngọc nhanh chóng gỡ bỏ bài viết.

Trước đó, vào tối 6/6, 2 tài khoản Facebook có tên là Ngọc Nguyễn và Changg Pham đã đăng tải nội dung: "Có 8 người thực hiện 2 vụ bắt cóc tại khu vực quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng). Một vụ cướp đứa trẻ ngay trên xe và trường hợp khác là một người đàn bà bịt mặt tới bồng trẻ em rồi bỏ chạy. Các mẹ cẩn thận đừng sơ hở dù chỉ 1 giây, con đi đâu mẹ đi theo đó. Đừng chở con 1 mình mà đi mấy đoạn đường vắng, nhất là phụ nữ sẽ xử lý không kịp. Mình ko để ý họ nhưng họ thì để ý nhất cử nhất động của mình. Sơ hở chút là mất con liền".

Phạt 12,5 triệu đồng đối tượng bịa tin bắt cóc đăng lên Facebook ảnh 1Nội dung tin bắt cóc được Phạm Thị Minh Trang đăng tải lên trang cá nhân.

Qua xác minh và điều tra, cơ quan công an quận Liên Chiểu đã xác định và yêu cầu Phạm Thị Minh Trang (26 tuổi, ngụ quận Thanh Khê) và Nguyễn Thị Ngọc (26 tuổi, ngụ quận Liên Chiểu) - chủ 2 tài khoản Facebook đã đăng thông tin bắt cóc trên lên làm việc.

Tại cơ quan điều tra, Ngọc khai nhận là đã tự nghĩ ra nội dung vụ việc và đăng tải nội dung trên cá nhân nhằm thu hút sự chú ý của mọi người để việc bán hàng trực tuyến dễ dàng và thuận lợi hơn. Sau khi thấy bài viết của mình được nhiều người thích và chia sẻ lên tới hàng nghìn lượt, Ngọc đã xóa nội dung bài viết trên do sợ bị ảnh hưởng đến bản thân.

Theo Người Lao Động

Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.