Quốc hội quyết định giữ Lịch sử là môn học độc lập

Quốc hội đã thông qua nghị quyết, yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".
Quốc hội quyết định giữ Lịch sử là môn học độc lập

Chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".

Cụ thể, việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung của nghị quyết Quốc hội đề ra, giữ Lịch sử là môn độc lập.

Quốc hội quyết định giữ Lịch sử là môn học độc lập - anh 1

Lịch sử tiếp tục là môn học độc lập trong chương trình sách giáo khoa mới (Ảnh minh họa).

Trước đó, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ban hành Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để tiếp thu ý kiến xã hội. Theo Dự thảo, nhiều môn học bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn bắt buộc và tăng dần tự chọn.

Nếu ở tiểu học, Lịch sử được tích hợp trong bộ môn Khoa học xã hội theo dạng bắt buộc, thì ở cấp THPT, môn học này được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. Cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc (tích hợp từ ba phân môn ​Giáo dục đạo đức, ​Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh).

Chiều 3/11, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Liên hiệp Hội khoa học Kỹ thuật và các đơn vị liên quan về Dự thảo.

Ngày 15/11, tại Hội thảo khoa học về môn Lịch sử, giới chuyên môn chỉ trích Bộ GD&ĐT đang “khai tử môn Lịch sử” khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại phiên họp Quốc hội ngày 16/11, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận. Ông Lai cho rằng, thay đổi môn Lịch sử là "sự xáo trộn về tâm can". Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, sẽ cân nhắc kỹ, nếu không phù hợp sẽ không tích hợp môn Lịch sử.

Ngày 17/11, Bộ GD&ĐT cho biết, Ban xây dựng chương trình nhận thiếu sót đã trình bày chưa rõ trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm về việc tích hợp môn Lịch sử.

>>> Tâm thư của thầy giáo dạy Lịch sử gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hải Anh (t/h)

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.