Rải trinh sát mật phục đường rừng bắt “bà trùm ma túy” Tam giác vàng - Ly Tàu

Từng bị kết án 20 năm tù về tội buôn "hàng trắng" nhưng chỉ sau 2 năm thụ án Ly Tàu được ra trại. Người phụ nữ này từng buôn ma túy từ năm 13 tuổi.
Rải trinh sát mật phục đường rừng bắt “bà trùm ma túy” Tam giác vàng - Ly Tàu

Đường dây ma túy xuyên quốc gia

Ngày 16/12, Thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an thủ đô Viêng Chăn và tỉnh BôlykhămXay (Lào) phá thành công chuyên án ma túy, bắt giữ 6 nghi can, thu 92 bánh heroin, 2 xe ôtô cùng một lượng lớn tiền Thái Lan.

Rải trinh sát mật phục đường rừng bắt “bà trùm ma túy” Tam giác vàng - Ly Tàu - anh 1

Tất cả các nghi can đều là người nước Lào, Thái Lan, Myanmar do Ly Tàu (34 tuổi, quốc tịch Myanmar) cầm đầu.

Theo thượng tá Hải, đầu năm 2014, lực lượng trinh sát báo việc phát hiện một đường dây chuyên mua bán, vận chuyển chất ma túy cực lớn của Ly Tàu.

Ly Tàu lấy "hàng" từ khu vực Tam Giác Vàng (giáp ranh giữa 3 nước: Lào, Thái Lan và Myanmar) rồi tập kết về thủ đô Viêng Chăn (Lào).

Từ đây, thông qua mạng lưới "chân rết", hàng sẽ được phân phát tới các đầu mối và tìm đường vào Việt Nam cùng một số nước khác để tiêu thụ. Điều đặc biệt, trong đường dây tội phạm của Ly Tàu có nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau tham gia như: Lào, Thái Lan, Myanmar, Mỹ…

Trước tình hình này, thượng tá Hải đã chỉ đạo lực lượng vào cuộc đồng thời phối hợp với lực lượng công an thủ đô Viêng Chăn và Bô-ly-khăm-xay để nắm bắt tình hình, điều tra xác minh làm rõ về băng nhóm tội phạm này.

Tháng 6, ban chuyên án (BCA) số 461LV do Thượng tá Võ Trọng Hải làm trưởng ban được thành lập. Lực lượng tham gia "đánh án" lần này là các trinh sát dày dạn kinh nghiệm của Phòng phòng chống ma túy bộ đội biên phòng Hà Tĩnh kết hợp với lực lượng tinh nhuệ của công an nước bạn Lào.

Chân dung "nữ quái" ma túy

Ly Tàu (tên thường gọi là Chà Nỳ) sinh ra và lớn lên tại khu vực Tam Giác Vàng - nơi được xem như "vương quốc ma túy" của nên rất am hiểu địa hình địa thế.

Rải trinh sát mật phục đường rừng bắt “bà trùm ma túy” Tam giác vàng - Ly Tàu - anh 2

Hơn nữa, "nữ quái" này lại xuất thân từ một gia đình có "truyền thống" buôn "hàng trắng", thế nên không khó để nắm bắt phương thức hoạt động mua bán, vận chuyển và tiêu thụ hàng.

Năm 13 tuổi, Ly Tàu đã "thử sức" với hoạt động mua bán ma túy , tuy nhiên sau đó người phụ nữ này đã bị Công an thủ đô Viêng Chăn bắt giữ rồi bị kết án 20 năm tù về tội Mua bán ma túy nhưng không hiểu bằng cách nào đã được tha sau chỉ 2 năm thụ án.

Ra tù, Ly Tàu càng hoạt động mua bán ma túy mạnh tay hơn. Ả đã đứng ra lập một đường dây của riêng mình để buôn bán ma túy. Những chuyến hàng của ả có khi lên tới hàng trăm bánh heroin.

"Vị thế" của Ly Tàu càng nổi như cồn sau những chuyến vận chuyển hàng thành công. Ả luôn là địa điểm "tin cậy" mỗi khi các chủ hàng muốn tiêu thụ ma túy.

Nguồn “hàng” của Ly Tàu được lấy từ khu vực Tam Giác Vàng của một người Trung Quốc rồi tập kết tại khu vực thủ đô Viêng Chăn. Từ đây, thông qua chân rết trong đường dây, ma túy sẽ "vượt biên" tràn vào tiêu thụ ở một số tỉnh của Việt Nam.

Ly Tàu đã điều hành đường dây mua bán, vận chuyển, tiêu thụ ma túy hoạt động rất tinh vi. Dưới trướng của mình, người phụ nữ này có hàng chục tên "đầu trâu mặt ngựa" sẵn sàng xử lý những kẻ có ý định ngáng đường.

Để có thể bóc gỡ được đường dây ma túy do Ly Tàu cầm đầu, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh và Công an thủ đô Viêng Chăn, Bôlykhămxay đã phải lên kế hoạch hàng tháng trời. Bàn các phương án tác chiến một cách kỹ càng, hợp lý, để vừa có thể triệt phá được ổ nhóm này, vừa đảm bảo được an toàn cho các anh em trinh sát.

Với việc biết trước "đường đi nước bước" về cách thức hoạt động của đường dây ma túy xuyên quốc gia do "nữ quái" Ly Tàu cầm đầu, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cùng Công an Lào đã lên kế hoạch "đánh án". Từng tên gieo rắc "cái chết trắng" lần lượt tra tay vào còng…

Theo Vietnamnet

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.