Kính viễn vọng Hubble của NASA đã quan sát Sao Thổ trong suốt ba năm. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện các dải màu của Sao Thổ thay đổi màu sắc khi mùa xuân chuyển sang mùa hè.
Trên thực tế trên Sao Thổ, hành tinh này mất 29 năm để quay quanh Mặt trời và chỉ có một lần chuyển mùa duy nhất trong quãng thời gian đó.
Năm 2018, khi Hubble quan sát hành tinh lần đầu tiên, đường xích đạo mờ hơn 10% so với vòng quan sát cuối cùng vào năm 2020. Điều này cho thấy khi bán cầu bắc của hành tinh chuyển sang mùa hè, nó sẽ phát sáng hơn.
Các chuyên gia NASA tin rằng sự thay đổi nhẹ về màu sắc là do bầu khí quyển hung dữ của hành tinh hoạt động khác nhau theo các mùa. Vào năm 2018, tốc độ gió dọc theo đường xích đạo đạt 1.600 km/ giờ. Tuy nhiên, khi hành tinh chuyển vào mùa hè, tốc độ gió trên đường xích đạo giảm xuống khoảng 1.300 km/ giờ.
Kết hợp dữ liệu với phân tích Sao Thổ từ năm 2004 đến năm 2009 khi hành tinh này bước vào quá trình chuyển mùa - các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra các đám mây vào năm 2018 sâu hơn 60 km so với trong sứ mệnh Cassini. Tuy nhiên, điều này sẽ cần được điều tra thêm, NASA cho biết.
Sự thay đổi màu sắc cũng có thể là do sự gia tăng ánh sáng Mặt trời khi bán cầu bắc chuyển sang mùa hè.
Sao Thổ là hành tinh xếp thứ 6 trong thứ tự tới gần Mặt trời và quay quanh quỹ đạo với khoảng cách hơn 1,4 tỷ km. Nó to gần gấp 9 lần Trái đất và hơn 50 lần Mặt trăng - đá, bụi và băng đã tạo nên các vòng xung quanh nó. Một trong những tiểu hành tinh của nó, Titan, đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, họ tin rằng nó có thể là nơi cư ngụ của sự sống trong tương lai.
"Titan, tiểu hành tinh lớn nhất của sao Thổ và là hành tinh duy nhất trong Hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển dày, bao gồm các đám mây tạo mưa mêtan lỏng và các hydrocacbon khác trên bề mặt, tạo thành sông, hồ và biển. Hỗn hợp hóa chất này được cho là tương tự như trên Trái đất hàng tỷ năm trước khi sự sống lần đầu tiên xuất hiện", NASA cho biết.