Nghiên cứu sinh Anja Malawi Brandon tại Đại học Stanford cho biết phải mất khoảng 3.000 đến 4.000 con sâu bột một tuần để "ăn" hết một cốc cà phê xốp và vi khuẩn sống trong ruột của chúng sẽ phân hủy nhựa.
Khi sâu bột ăn polystyrene - vật liệu được sử dụng trong xốp, và thường được tìm thấy trong bao bì, chúng bài tiết một nửa dưới dạng carbon dioxide và một số dưới dạng các hạt phân hủy một phần, làm dấy lên lo ngại rằng chúng có thể tạo ra cả các hạt vi nhựa.
Nhưng việc khai thác đặc tính sinh học của loài ấu trùng này có thể mang đến những cơ hội mới cho cách nhân loại đối phó với nhựa phế thải.
Nghiên cứu sinh Anja Malawi Brandon của Đại học Stanford trong phòng thí nghiệm. Ảnh: CNN |
Brandon, một chuyên gia về tính bền vững của nhựa và nhựa sinh học, là thành viên của nhóm nghiên cứu công bố kết quả cho thấy sâu bột có thể ăn polystyrene, cũng như polyethylene - một trong những loại nhựa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, được tìm thấy trong mọi thứ từ túi nilon đến chai đựng nước tẩy.
Nhóm cũng chỉ ra rằng khi ăn polystyrene, sâu bột tiết ra một chất chống cháy đôi khi được thêm vào nhựa. Điều đó có nghĩa là hóa chất độc hại không tích tụ bên trong sâu bột, vì vậy nó sẽ không được chuyển qua chuỗi thức ăn nếu chúng được sử dụng làm thức ăn giàu protein cho vật nuôi như gà và lợn.
Các nghiên cứu sâu hơn hiện đã phân lập được vi khuẩn ăn nhựa có trong ruột của sâu bột và phát triển chúng bên ngoài cơ thể vật chủ.
“Thật thú vị, vi khuẩn mà chúng tôi xác định không phải là vi khuẩn mới, chưa từng nghe đến - chúng là vi khuẩn có liên quan đến sự phân hủy các chất ô nhiễm môi trường khác trước đây”, Brandon chỉ ra. "Nó cho thấy rằng trong môi trường thích hợp, những vi khuẩn đã được biết đến này có khả năng phân hủy nhựa".
Một giải pháp tái chế tự nhiên
Ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu. Một báo cáo gần đây của The Pew Charity Trusts dự đoán khối lượng nhựa thải ra đại dương có thể tăng gần gấp 3 lần lên 29 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040.
The Pew Charity Trusts cũng cho biết "không có giải pháp duy nhất", nhưng "một chiến lược tái chế đầy tham vọng" có thể giảm 31-45% ô nhiễm nhựa.
Anja Brandon cho rằng sâu bột trở thành một giải pháp tái chế khả thi, cũng như cần phải có một hệ thống thu thập và xử lý nhựa đã tiêu hóa một phần mà chúng thải ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng vi khuẩn trong ruột sâu bột để xử lý rác thải mà không lo xuất hiện vi nhựa.
Hiện tại, các thử nghiệm của nhóm Brandon với vi khuẩn vẫn tiếp tục. "Chúng tôi vẫn còn một khoảng cách nhỏ để làm điều đó trên quy mô lớn", cô nói. "Nhưng với nghiên cứu mới của mình, chúng tôi đã phát triển một hệ thống cho phép tiến tới tương lai nhanh hơn rất nhiều. Hy vọng rằng điều này sẽ một công nghệ khả thi."