Sony gần như đã sở hữu toàn bộ vũ trụ điện ảnh Marvel

Nếu mọi chuyện chỉ khác đi đôi chút, có lẽ những Iron-Man, Hulk hay Avengers sẽ chẳng bao giờ có cơ hội xuất hiện trên màn ảnh lớn.  
Spider-Man vẫn là trận chiến của Sony và Marvel Studios
Spider-Man vẫn là trận chiến của Sony và Marvel Studios

Rewind chỉ một vài thập kỷ, đến những năm 1990, thời điểm sụp đổ của thị trường truyện tranh đã đẩy Marvel đến bờ vực phá sản, Sony không chỉ có một mà là đến hai cơ hội để sở hữu toàn bộ MCU ngày nay, nhưng như những gì người xem có thể thấy ở thời điểm hiện tại, số anh hùng, phản diện Marvel do Sony sản xuất đã từng được lên màn ảnh lớn là vô cùng khiêm tốn. Sau thành công rực rỡ của bộ ba Người Nhện do Sam Raimi cầm trịch, Sony nhận thấy tiềm năng của chàng Peter Parker và quyết định có phần thiếu tầm nhìn cộng tính bảo thủ đã khiến vị thế của Sony chẳng bao giờ có thể vượt qua cái bóng của Marvel Studios. Việc ăn theo nhượng quyền siêu anh hùng được hãng phim phát triển hầu hết chỉ xoay quanh chính Spider-Man và phản diện của Người Nhện, điều vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại với Venom: Let There Be Carnage cùng Morbius sẽ ra mắt vào 2021.

Khi MCU ra mắt vào năm 2008, nhiều người gọi đây là sự “ngu xuẩn” trong một Hollywood từ lâu đã tin rằng sẽ chẳng ai quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài các siêu anh hùng iconic như Superman, Người dơi hay Người nhện. Chưa kể đến thất bại trước đó của The Incredible Hulk, Marvel Studios đã ở đường cùng, và phải chấp nhận một canh bạc. Và hiện tại chúng ta có MCU - một trong những hành trình vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh. Mọi hãng phim khác đều cố gắng bắt chước công thức vũ trụ chia sẻ được họ khai sinh ra, mặc dù chẳng ai đủ đô để vận hành nó trơn tru bằng phân nửa Marvel.

MCU là bệ phóng cho các siêu anh hùng hạng B và C trở thành hit trong phòng vé toàn cầu thường niên. Black Panther (2018) đem về những tượng vàng Oscar phản ánh những một cột mốc văn hóa hay Avengers: Endgame trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, đánh cắp vương miện của Avatar. Marvel được Disney mua lại vào năm 2009 bắt đầu cho một triều đại thành công nối tiếp thành công còn chủ tịch Marvel Studios, Kevin Feige trở thành tài sản quý giá nhất không thể xâm phạm của Disney.

Phi vụ chuyển nhượng thót tim

Câu chuyện được Ben Fritz kể trong cuốn sách “The Pig Picture: The Fight for the Future of Film”, vào cuối năm 1996, Marvel đã nộp đơn xin phá sản, hãng truyện tranh nổi tiếng nhất nhì thế giới chẳng thể nào cầm cự được dưới sức nặng 700 triệu USD đi kèm một khoản nợ và trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ USD. Một ủy viên được tòa chỉ định đã cố gắng bán tháo Marvel, và tất nhiên chàng ủy viên hiểu rằng Marvel vẫn là một thương hiệu lớn, nên anh đã chẳng mảy may đắn đo mà đi thẳng đến văn phòng của những công ty giải trí lớn, thậm chí có cả Warner Bros. dù họ đang sở hữu DC Comics, đại kình địch của Marvel. Và theo Fritz, Sony Pictures thời điểm đó là công ty đến gần nhất với hợp đồng toàn quyền sở hữu Marvel.

Thượng tầng của Sony, tất nhiên, chỉ hoàn toàn tập trung vào bản quyền cực hot của Người Nhện. Giám đốc điều hành mới của Sony, John Calley, tin rằng vụ phá sản này là thời điểm thích hợp để cố gắng độc chiếm Spider-Man và kiếm lời từ sức hút của nhân vật đình đám này. Cuối cùng, Sony đã ký hợp đồng với nhà sản xuất đồ chơi Hasbro cùng con số 250 triệu USD được đặt lên bàn đàm phán. Điều này thể hiện sự sẵn sàng hiếm hoi của một phần công ty mẹ Nhật Bản trong việc đánh cược vào khoản đầu tư dài hạn. Hasbro, một trong những nhà sản xuất đồ chơi thành công nhất thế giới cuối thế kỷ trước, sẽ đảm bảo quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ăn theo đúng tiến độ, trong khi Sony sẽ làm phim . Các bộ phim sẽ thúc đẩy doanh số bán đồ chơi, tất nhiên, trong khi doanh số bán đồ chơi sẽ thúc đẩy nhiều người xem phim hơn, một mối quan hệ có lợi cho cả hai.

Thật không may, Sony dường như đã đánh giá thấp độ cứng đầu của Marvel, nơi các giám đốc điều hành vẫn đang chiến đấu để giữ lại công ty. Và mọi thứ chính thức đổ bể khi Isaac Perlmutter xuất hiện và chấm dứt khoảng thời gian khủng hoảng cho Marvel vào 1993.

Sony không chỉ bỏ lỡ một mà là hai lần

Sony tự mãn với một bộ khung tổng hợp với hệ sinh thái công nghiệp đồ chơi và điện ảnh thế giới mà mình thiết kế ra. Trớ trêu thay, Perlmutter cũng có nhận ra ý tưởng này với nền tảng của vốn có của bản thân trong ngành công nghiệp đồ chơi. Vì vậy, khi Landau tiếp cận các nhà lãnh đạo mới của Marvel, anh phải đối mặt với một thỏa thuận khác đầy lọc lõi của Marvel, rằng bản quyền toàn cho bộ nhân vật Marvel chỉ trừ Fantastic 4, Hulk và X-Men đã thuộc các studio khác đổi lại là 25 triệu USD. Con số sẽ khá nực cười nếu so với những tỷ USD mà Captain Marvel (2019), Spider-Man: Far From Home mới kiếm về, nhưng vào 1998, các siêu anh hùng của Marvel là một mặt hàng chưa được kiểm chứng đối với Hollywood, và các phim siêu anh hùng sẽ chỉ hoạt động tốt nếu chúng có marquee tag. Landau truyền đạt lại ý tưởng cho các ông chủ của mình tại Sony, và đương nhiên là họ từ chối nó vì chỉ muốn một thỏa thuận cho Người Nhện.

Sáu tháng sau, Người Nhện được mời gọi với 20 triệu USD. Điều đó tự nó chỉ ra rằng niềm tin của Marvel thậm chí còn ít đến thế nào đối với các siêu anh hùng khác của họ, bao gồm cả Iron Man, Captain America hay các Guardians of the Galaxy. Họ thực sự tin rằng Người Nhện đáng giá 80% toàn bộ gia tài nhân vật đồ sộ của mình, quyết định bán tháo toàn bộ MCU vẫn được đề cập nhưng Sony đã bỏ lỡ lần thứ hai và quyết định đem về Spider-Man.

Đối với nhiều chuyên gia, sự vội vã của Sony đã khiến họ bỏ lỡ một câu chuyện đắt giá nhất thời đại, nhưng dưới góc độ của khán giả, chưa chắc nếu ngày đấy việc sang tên đổi chủ sẽ có thể tạo nên một MCU vĩ đại nhất thế kỷ 21. Sony không có niềm tin vào thư viện nhân vật chỉ xứng đáng hạng B,C và cũng sẽ chẳng có nhiều người sẽ mạo hiểm như Marvel Studios khi dồn mọi đồng tiền cuối cùng vào Iron-Man ( 2008) và chọn con đường xây dựng vũ trụ đầy những siêu anh hùng kém danh tiếng như các vệ binh thiên hà, Ant-man hay chính Iron-Man.

Theo NNVN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).