Sự tinh xảo trong các món trang sức của Louis Comfort Tiffany

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Louis Comfort Tiffany được biết đến nhiều nhất với tài chế tác đèn kính màu nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như trang trí nội thất, gốm sứ và hội họa. Trong đó, trang sức do ông thiết kế đã khiến nhiều nhà phê bình trầm trồ về độ tinh xảo.
Trang sức do Tiffany thiết kế khiến nhiều nhà phê bình trầm trồ về độ tinh xảo.
Trang sức do Tiffany thiết kế khiến nhiều nhà phê bình trầm trồ về độ tinh xảo.

Tác giả Alice Cooney Frelinghuysen của cuốn "Louis Comfort Tiffany at The Metropolitan Museum of Art" (tạm dịch: Những tác phẩm của Louis Comfort Tiffany tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan) đưa độc giả tới những ngày Tiffany chế tác chiếc vòng cổ đầu tiên.

Sau cái chết của cha (ông Charles Lewis Tiffany) vào năm 1902, Louis Comfort Tiffany đã trở thành Giám đốc Nghệ thuật của Tiffany & Co. Ông từng cộng tác với cha mình trong một số tác phẩm cho Triển lãm toàn cầu Paris Exposition Universelle năm 1900. Điều này đã truyền cảm hứng cho ông bắt tay sáng tạo ra những món đồ trang sức tại xưởng riêng của mình trên Phố 23. Những tác phẩm đầu tiên, bao gồm chiếc vòng cổ hình chùm nho và trâm cài tóc hình chuồn chuồn và bồ công anh, đã được Louis Comfort Tiffany thử nghiệm hết sức bí mật. Sau khi hoàn thành, chúng được ra mắt công chúng tại Louisiana Purchase Exposition (tạm dịch: Triển lãm Thương mại Louisiana) năm 1904 ở St. Louis, Hoa Kỳ.

Louis Comfort Tiffany đã tạo ra bước đột phá mới khi lựa chọn sử dụng các loại đá bán quý (là loại đá tự nhiên, có giá trị thấp hơn so với đá quý) như đá opal, đá mặt trăng, ngọc hồng lựu, thạch anh tím và san hô. Những vật liệu này trái ngược với những loại đá quý xa xỉ của Tiffany & Co. Những viên đá bán quý thể hiện các đặc tính mà Louis Tiffany đánh giá cao. Ví dụ, đá mặt trăng có màu trắng đục giống chiếc ly thủy tinh mà ông sở hữu, hay đá opal làm nên những chiếc bình Favrile ánh lên những sắc cầu vồng rực rỡ. Tiffany cũng là một trong những thợ kim hoàn sớm nhất sử dụng platinum (bạch kim), một kim loại mới trong ngành vào đầu thế kỷ này.

Không giống như những đồ trang sức trang trọng do Tiffany & Co. sản xuất, các món đồ của Louis Comfort Tiffany có đặc điểm bất đối xứng, với những đường nét uyển chuyển và hình dạng nguyên bản. Các họa tiết này càng thể hiện niềm yêu thích của ông đối với côn trùng và thực vật, đặc biệt là những giống cây hoang sơ, chẳng hạn như Queen Anne's lace (tạm dịch: Hoa cà rốt dại), quả mâm xôi, bồ công anh và nho dại. Đồ trang sức của Tiffany thường chỉ kết hợp một hoặc hai màu sắc với những biến thể tinh tế. Đối với ông, thiết kế và tay nghề người thợ là quan trọng hơn cả.

Vòng cổ hình chùm nho

Sự tinh xảo trong các món trang sức của Louis Comfort Tiffany ảnh 1

Chiếc vòng cổ hình chùm nho là một trong những món đồ trang sức đầu tiên mà Tiffany chế tác.

Một trong những đồ trang sức đầu tiên được Tiffany chế tác là chiếc vòng cổ với hình chùm nho. Những viên đá opal hình tròn nhỏ tượng trưng cho quả nho, còn lá cây được tráng men trên nền vàng khiến chúng trở nên lung linh và tinh tế. Chiếc vòng cổ, là tác phẩm duy nhất còn tồn tại, nằm trong 27 tác phẩm được Tiffany chọn để trưng bày tại Triển lãm Thương mại Louisiana.

Trâm cài tóc hình chuồn chuồn và bồ công anh

Sự tinh xảo trong các món trang sức của Louis Comfort Tiffany ảnh 2

Trâm cài tóc hình chuồn chuồn và bồ công anh nổi tiếng với sự tinh xảo và phức tạp trong thiết kế.

Ngoài chiếc vòng cổ hình chùm nho, trâm cài tóc hình hai con chuồn chuồn đậu trên bông hoa bồ công anh cũng là một món trang sức đặc trưng của Tiffany. Một trong hai bông hoa bồ công anh đang ở độ héo tàn, dường bị gió cuốn bay mất một phần. Những đôi cánh của chuồn chuồn mỏng như tơ được chạm khắc tỉ mỉ từ iridum (một kim loại cứng, màu bạc) và bạch kim. Thiết kế vô cùng phức tạp này cho thấy sự kỳ công của nghệ thuật trang sức nói chung và tay nghề của Tiffany nói riêng.

Bắt đầu từ năm 1907, đồ trang sức do Louis Comfort Tiffany thiết kế và chế tạo dưới sự chỉ đạo của ông đã được sản xuất tại xưởng của Tiffany & Co. Bộ phận trang sức chủ yếu có nhân viên là các nhà thiết kế và nghệ nhân nữ, bởi ông Tiffany đánh giá cao sự khéo léo và kỹ năng mà họ thể hiện trong những tác phẩm thủ công tinh xảo.

Trang sức của Louis Comfort Tiffany được coi là các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đầy giá trị. Ngày nay, chúng vẫn được trưng bày trong các bảo tàng nổi tiếng và là hình mẫu cho các nhà sản xuất trang sức hàng đầu.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa.
Xử lý nghiêm hành vi buôn bán pháo nổ dịp Tết Nguyên đán
(Ngày Nay) - Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố một loạt bị can trong nhiều vụ án mua bán, sản xuất, tàng trữ hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa… để sớm đưa ra xét xử trước dịp Tết Nguyên đán, nhằm cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa chung những hành vi vi phạm tương tự.
Dàn diễn viên hùng hậu tham dự chương trình “Gala Cười 2025 - Bật tiếng cười lên”. Ảnh: VTV
Dàn diễn viên hài Bắc, Nam quy tụ tại Gala Cười 2025
(Ngày Nay) - "Gala Cười 2025" với chủ đề "Bật tiếng cười lên" quy tụ dàn diễn viên hài hùng hậu từ Bắc vào Nam sẽ được phát sóng vào lúc 20 giờ ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.
Người dân tại Dải Gaza vui mừng sau khi lực lượng Hamas và Israel đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: Reuters/TTXVN
Vận hành trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn ở Gaza
(Ngày Nay) - Qatar, cùng các nước trung gian khác là Mỹ và Ai Cập, đã công bố thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn ở Gaza có hiệu lực vào ngày 19/1 nhằm chấm dứt 15 tháng xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas.
Các tiết mục đặc sắc trong chương trình biểu diễn nghệ thuật “Xuân quê hương” tại Italy. Ảnh: Trường Dụy/TTXVN
Đậm đà bản sắc Việt tại Italy
(Ngày Nay) - Trong không khí rộn ràng dịp Xuân mới, tối 21/1 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức chương trình Tết Cộng đồng 2025 để chào đón Xuân Ất Tỵ, với điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật “Xuân quê hương”, với sự góp mặt của các các nghệ sĩ-giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.