Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa

JH-7 và J-11 chỉ là những tiêm kích đời cũ được Trung Quốc mới cải tiến. Hỏa lực của những chiến đấu cơ này được cho là không thể sánh bằng F-22 của Mỹ.
Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa

Fox News dẫn các nguồn thông tin tình báo từ Mỹ cho biết, Trung Quốc đã cử các các chiến đấu cơ J-11 và tiêm kích bom JH-7 ra khu vực không phận xung quanh đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Động thái này của Trung Quốc được cho là tiếp diễn hành động gây leo thang an ninh quân sự ở khu vực Biển Đông khi nước này đã tiến hành triển khai dàn tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm từ vài ngày trước đó.

Tây An JH-7 là loại máy bay tiêm kích ném bom được trang bị trong lực lượng không quân thuộc hải quân Trung Quốc. Theo những thông tin mà truyền thông nước này mô tả, JH-7 với những cải tiến gần đây được coi là khắc tinh đối với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ - vũ khí mà Nhà Trắng đã mang đến Hàn Quốc sau vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian vừa qua.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 1

Tiêm kích "Tây An" JH-7.

Theo đó, JH-7 được trang bị công nghệ hiện đại, trang bị các tên lửa không đối không chống bức xạ tầm trung có khả năng phát hiện và bắn hạ những chiến đấu cơ tàng hình như F-22 của Mỹ.

Theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, JH-7 có bán kính tác chiến và tốc độ tương đương với tiêm kích J-11, và khi bay phối hợp với các loại tiêm kích này, nó có thể hình thành một lớp khiên phòng thủ điện tử bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các máy bay tàng hình của đối phương.

JH-7 là mẫu máy bay tiêm kích-ném bom mới nhất và có tỷ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc. Tuy nhiên những chuyên gia quân sự đã nhanh chóng chỉ ra những điểm yếu của loại máy bay này, nó chỉ có tốc độ trung bình với động cơ Mk.202/WS-9, và khả năng mang vũ khí chỉ có 6.5 tấn, thấp hơn so với Sukhoi Su-24 và Su-30 (8 tấn), và General Dynamics F-111 (14 tấn).

Lợi thế của JH-7 đó là mẫu máy bay này đơn giản và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30 hiệu năng cao. Khả năng mang vũ khí cho phép nó có thể mang được từ 2 tên lửa sản xuất ở Trung Quốc YJ-82 trong nhiệm vụ tấn công trên biển.

JH-7 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo nó từ năm 1973 nên đây được coi là điểm yếu của loại máy bay này với những vấn nạn về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 2

Tiêm kích "Thẩm Dương" J-11.

Loạt JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém, loại máy bay này được đánh giá là có mặt còn không bằng tiêm kích bom cổ xưa của Nga là Su-24.

Bên cạnh JH-7, Trung Quốc còn cử thêm máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 Thẩm Dương J-11 - mẫu máy bay được cải tiến dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK.

Chiến đấu cơ này đã từng được Trung Quốc triển khai trên đường băng đảo Phú Lâm vào năm ngoái trong một thời gian ngắn. Tiêm kích J-11 ngày nay được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của không quân Trung Quốc. Mặc dù vậy chiến đấu cơ này chỉ được coi là “hàng nhái” với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.

Trước đó, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về bản quyền để chế tạo 200 chiếc Sukhoi Su-27S trong nước năm 1996 và Nga sẽ lo việc cung cấp hệ thống điện tử, ra đa và động cơ. Tuy nhiên phía Nga đã dẹp bỏ thỏa thuận do phát hiện Trung Quốc đã tiến hành sao chép công nghệ và động cơ để phát triển J-11.

Biến thể do Trung Quốc chế tạo từ Su-27SK với 70% các bộ phận do Trung Quốc tự sản xuất, với một số cải tiến so với Su-27SK nguyên bản, đó là radar, thiết bị điều khiển bay và thêm khả năng tấn công cường kích.

Radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu. Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.

Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 3

Tàu sân bay Liêu Ninh.

Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.

Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan hồi năm ngoái, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS 9 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.

Với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ, việc đưa J-11 xuống Hoàng Sa sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong bán kính hơn 1.000 km xung quanh đảo Phú Lâm.

Nếu được triển khai thêm tàu sân bay Liêu Ninh trên biển, các chiến đấu cơ của Trung Quốc có thể kiểm soát và thực thi khả năng quân sự của mình trên khắp Biển Đông.

Theo chuyên gia quân sự David Tsui thuộc Đại học Tôn Dật Tiên, Đài Loan, nhận định mặc dù Tiêm kích J-11 và tiêm kích bom JH-7 kết hợp với các giàn tên lửa HQ-9 có thể hình thành nên những lớp chiến đấu đan xen quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng những hạn chế về công nghệ của các loại vũ khí này sẽ không thể giúp cho Trung Quốc giành được thế chủ động một khi đối đầu với những vũ khí tối tân của phương Tây hay cụ thể hơn là những chiến đấu cơ tàng hình hiện đại F-22 hay F-35 của Mỹ.

J.K

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.