Tác giả 'Người đi trong bão': Con viết cẩn thận, còn mẹ ở quê đấy nhé!

(Ngày Nay) - Tác giả cuốn sách “Người đi trong bão” Lê Anh Đạt (Phó Tổng thư ký Báo Lao Động) chia sẻ những hậu trường nghề nghiệp, với những chuyện lần đầu được tiết lộ, đặc biệt là hành trình vì trẻ vùng bão lũ. Một cuộc trò chuyện cảm động!
Tác giả Lê Anh Đạt (Phó Tổng thư ký Báo Lao Động)
Tác giả Lê Anh Đạt (Phó Tổng thư ký Báo Lao Động)

PV: Quyển sách “Người đi trong bão” được bạn đọc đón nhận chứ, thưa anh?

Tác giả Lê Anh Đạt: + Có nhiều phản hồi tích cực, tuy nhiên đó đều là bạn bè, người thân, những người vốn yêu quý tôi từ trước…

Tác giả 'Người đi trong bão': Con viết cẩn thận, còn mẹ ở quê đấy nhé! ảnh 1

PV: Nghe nói, câu chuyện về ông Võ Kim Cự, tác giả của Formosa Hà Tĩnh, đã khiến anh từng liêu xiêu, không chỉ từ cuốn sách này?

+  Bây giờ thì nhẹ nhàng rồi. Chứ những ngày ấy, thực sự tôi đi trong bão. Dư luận nóng như lửa, viết cái gì lúc đó đều khó cả. Mẹ tôi là giáo viên về hưu, nghe mọi người ở quê đọc bài trên mạng rồi kể lại đã gọi cho tôi nói: “Con viết gì thì viết, phải nhớ còn mẹ ở quê đấy nhé…!”. Cậu, dì tôi là giáo viên dạy gần Formosa cũng gọi điện, nhưng bảo phải thận trọng khi viết, cân nhắc từng chữ.

Tác giả 'Người đi trong bão': Con viết cẩn thận, còn mẹ ở quê đấy nhé! ảnh 2Tác giả Lê Anh Đạt

Gia đình, dòng họ tôi, người thân thích của tôi ở Kỳ Anh sát sàn sạt Formosa, nếu tôi viết sai, thì lo lắng của mẹ tôi “không có đường về quê” là có thật.

Tôi sinh ra ở đây, lớn lên cùng rơm rạ, bùn đất, đi xa tôi còn ngửi được cả những mùi ấy. Đất đó, tổ tiên tôi ở đó, sao tôi có thể làm gì có lỗi được. Tôi hiểu người quê tôi chứ!

Bởi vậy, tôi trăn trở với từng chữ tôi viết ra. Khi tôi viết về Formosa gần như tất cả người liên quan, hiểu biết ở quê tôi và Hà Nội, TPHCM tôi đều tìm đến, hỏi ý kiến, trao đi đổi lại nhiều lần qua điện thoại, email. Không hề đơn giản như mấy con chữ đã nằm trên báo, trên sách. Không ai lo lắng hơn tôi và mẹ tôi cả! Bởi vậy, tôi cảm ơn những người đã cổ vũ tôi lúc đó.

PV: Anh có kỷ niệm gì đặc biệt không khi viết những đề tài này, trong những ngày đi trong bão đó không?

Tôi là người yêu quê, nhớ quê tha thiết mỗi khi đi xa. Có lẽ sinh ra từ quê nghèo, người thân sinh ra rồi chết đi trong nghèo khó, tâm trạng người đi xa, có chút cơm ăn hôm nay, mỗi lần về ngồi bậc cửa nhớ người xưa, nó rất kinh khủng lắm! Bởi vậy, khi tôi viết bài “Kỳ Anh trong cơn bão lòng Formosa- Qua chưa những thảng thốt?”, tôi đã bật bài hát về Hà Tĩnh có câu “…Quê tôi nắng đỏ đồng/Mưa thâm cả bùn non…”.

Bao nhiêu mưa nắng, nghèo khó của ông cha ùa về, thương bạn bè tôi, những gương mặt lấm lem, chân đi dép rách thời đi học. Nước mắt rưng rưng. Quê tôi rất nghèo. Bởi vậy, tôi không muốn vì Formosa mà lòng người chia cắt. Mảnh đất này không sợ vất vả, chỉ sợ không thương nhau. Tôi không muốn ai đó nhân danh điều gì để chia cắt người quê tôi. Tôi dồn hết tâm huyết vào bài báo này, và rất may người quê tôi đón nhận nó.

Giờ nhớ lại, cảm xúc vẫn vậy!

Tác giả 'Người đi trong bão': Con viết cẩn thận, còn mẹ ở quê đấy nhé! ảnh 3

PV: Từ khi sách ra anh đón nhận phản hồi gì chưa?

+ Nhiều anh em, bạn bè, đặc biệt người quê tôi, gọi điện, chia sẻ, chúc mừng và ủng hộ tôi bán sách, xây trường cho học sinh vùng lũ.

Trong cuốn sách này, có hai bài viết về thầy Tùng (thầy Lê Văn Tùng, Tổng phụ trách Đội, Trường THCS Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Tôi và thầy Tùng đau đáu chuyện trẻ em chết đuối ở quê. Thầy Tùng mở lớp dạy học sinh học bơi ở sông quê, được Thủ tướng Chính phủ, TƯ Đoàn, Bộ GTVT khen, trở thành mô hình được báo cáo cấp quốc gia- nhưng cuộc chiến cứu trẻ vùng sông nước rất dài và gian nan.

Ngày 1/12, thầy Tùng ra Hà Nội xin tài trợ xây bể bơi, qua cơ quan tôi, nói như khóc: “Mình buồn lắm bạn ạ. Các cháu lại chết…”. Đó là chuyện chưa thể nguôi ngoai được, báo chí mấy hôm đưa tin thầy Tùng chạy khắp nơi tìm thi thể học sinh chết đuối trôi dạt. Tâm huyết của thầy Tùng với học sinh rất cảm động, một tấm lòng thơm thảo ở đời mà tôi được gặp. Một con người thật thà, hiền lành đến tội nghiệp.

Tôi hứa với thầy Tùng khi thầy đến cơ quan thăm tôi là sẽ cùng chung sức. Tất cả tiền bán sách tôi sẽ dành giúp đỡ thầy Tùng, cùng bạn bè tôi ở quê xây thư viện, trường học. Tôi sẽ tìm thêm các Mạnh Thường Quân nữa cùng vào cuộc.

Xác định đây là hành trình dài tiếp sức những người như thầy Tùng. Tôi cũng mong những người cùng chí hướng, cùng với tôi vì các em nhỏ ở vùng nghèo khó.

Rất vui bạn bè trong Nam, ngoài Bắc và một số người đã vào cuộc cùng chúng tôi. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động khác để thu hút thêm người cùng tâm huyết.

“Người đi trong bão” là tuyển tập các tác phẩm của nhà báo Lê Anh Đạt. Xuyên suốt gần 400 trang sách là những thân phận con người, từ gai góc, cao quý đến bình dị, giản đơn. Nhiều bài học về cuộc sống được chiêm nghiệm đắt giá. Sách do Nhà xuất bản Văn học cấp phép, ra thị trường tháng 12.2017. Tác giả dành toàn bộ tiền bán sách làm từ thiện. 

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.