Thách thức của chính quyền Biden trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Chính quyền ông Biden sẽ đối mặt với không ít thách thức khi đối phó với Trung Quốc từ dung hòa lợi ích của đồng minh cho tới phác thảo 1 chiến lược rõ ràng và thích ứng với một thế giới đã rất khác so với 4 năm trước.

Ảnh minh họa: Eurasia Review
Ảnh minh họa: Eurasia Review

Sự dịch chuyển của thế giới

Những vấn đề cấp bách nhất mà ông Joe Biden phải đối mặt sẽ là những vấn đề đối nội. Dù vậy, chính sách đối ngoại rõ ràng vẫn là một trọng tâm chính của chính quyền Mỹ mới.

Tổng thống đắc cử Joe Biden có lẽ sở hữu những lợi thế nhất định từ kinh nghiệm lâu năm của ông trong việc đối phó với các vấn đề quốc tế nhưng ông cũng sẽ sớm nhận ra rằng thế giới đã thay đổi sâu sắc trong 4 năm qua kể từ khi ông còn là Phó Tổng thống. Cốt lõi của sự thay đổi này nằm ở Trung Quốc với sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự, đi kèm với đó là những tham vọng và sự hiện diện trên toàn cầu không chỉ ở châu Á mà còn châu Phi, Mỹ Latin và châu Âu. Cùng lúc đó, các mối quan hệ quốc tế và quyền lực quốc gia ngày càng được định nghĩa thông qua những mặt như khoa học và công nghệ. Nếu đặt câu hỏi liệu Mỹ đang và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trên toàn cầu hay không, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có thể duy trì lợi thế dẫn trước về công nghệ hay không.

Vào những năm ông Obama là Tổng thống, châu Âu coi Trung Quốc chủ yếu là mối lo ngại của châu Á. Tuy nhiên, ngày nay, sự hiện diện và ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng gia tăng ở châu lục này. Trung Quốc đã tiến hành những dự án khổng lồ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trên khắp châu Âu như một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường kết nối châu Âu với Trung Quốc. Trung Quốc cũng nắm quyền sở hữu cảng Piraeus của Hy Lạp với ý định sẽ biến cảng biển này thành trung tâm hàng hải quan trọng nhất và lớn nhất châu Âu. Chiếm phần lớn trong nỗ lực thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc là lĩnh vực công nghệ mà trọng tâm tập trung vào Huawei như một nhà cung cấp thiết bị viễn thông giá rẻ với toan tính giữ thế độc quyền trong những cuộc thảo luận của châu Âu về mạng lưới 5G.

Chính phủ Trung Quốc cũng có những tham vọng tương tự với Huawei ở Mỹ. Tuy nhiên, dẫn ra việc Huawei có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo của Trung Quốc, các chuyên gia an ninh dưới thời Tổng thống Obama và đặc biệt là Tổng thống Trump đều lên tiếng cảnh báo về việc này.

Anh và các chính phủ EU sau đó cũng bắt đầu nối bước Mỹ. Huawei có thể được xem như một minh chứng cho thấy sự dịch chuyển chính sách của châu Âu trước những thay đổi quan trọng về bối cảnh chiến lược trên toàn cầu. Các quan chức châu Âu đang kêu gọi một sự hợp tác mới với Mỹ và châu Á để chống lại Trung Quốc với một liên minh đa dạng trải rộng từ Washington tới Paris, từ Tokyo tới Canberra và vượt ngoài cả những quốc gia này.

Thách thức trong việc tập hợp liên minh

Theo các chuyên gia Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ tiếp tục di sản về chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump nhưng sẽ tăng cường nỗ lực sửa chữa mối quan hệ với các đồng minh nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trước đó, trong cuộc thảo luận trực tuyến hôm 8/12, Bob Corker, cựu chủ tịch Ủy ban Thượng viện Mỹ về Đối ngoại và Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại cho biết hiện ông Biden sẽ gặp khó trong việc khôi phục chính sách đối ngoại Mỹ ở kỷ nguyên trước Trump do những thách thức toàn cầu đã thay đổi và quan điểm của người dân Mỹ về quan hệ đối ngoại đã có sự dịch chuyển.

Trong khi cam kết quay lại chủ nghĩa đa phương của ông Biden có vai trò quan trọng để Mỹ đối phó với các thách thức, trong đó có Trung Quốc thì cộng đồng quốc tế cũng hoài nghi về việc chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ đáng tin đến đâu sau khi Tổng thống Trump đã duy trì chiến lược "Nước Mỹ trên hết" trong một thời gian dài, các nhà quan sát trên cho hay.

Ông Corker nhận định chính quyền Tổng thống Trump đã khiến người dân Mỹ hiểu rõ hơn về những thách thức mà Trung Quốc gây ra nhưng lại không thể làm tốt trong việc tập hợp các đồng minh của Mỹ nhằm đối phó với mối đe dọa này.

Nhà phân tích này cũng cho rằng ngay cả khi ông Biden tuyên bố quay lại chủ nghĩa đa phương thì việc tập hợp đồng minh đối phó với Trung Quốc sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều nước phụ thuộc sâu sắc về kinh tế vào Bắc Kinh.

"Chắc chắn chúng ta cần hợp tác với họ nếu chúng ta muốn một chính sách hiệu quả về dài hạn để đối phó với Trung Quốc nhưng việc này sẽ cần nhiều nỗ lực bởi các quốc gia này đều lo ngại về những hệ quả kinh tế mà họ có thể phải đối mặt", ông Corker đánh giá.

Một liên minh đa dạng thì cũng đi kèm với đó là tính phức tạp bởi mục tiêu và lợi ích của các bên trong liên minh không phải lúc nào cũng giống nhau. Chẳng hạn, trong vấn đề Biển Đông, các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore, thêm Anh, Pháp và thậm chí cả Đức có thể sẽ cùng chí hướng trong một liên minh kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với vấn đề an ninh mạng tại châu Âu, sự quan tâm của một vài thành viên trong liên minh có thể sẽ thay đổi. Dù vậy, việc phác thảo một tầm nhìn tương lai đã bắt đầu với sự tập trung đặt vào NATO. Đã có những đề xuất được đưa ra trong nhiều cuộc thảo luận giữa các nước về việc thành lập một hoặc nhiều văn phòng liên lạc của NATO ở châu Á, đồng thời mở rộng chương trình "Đối tác vì Hòa bình" của NATO ra ngoài châu Âu.

Thiếu một chính sách nhất quán và rõ ràng

Mặc dù tuyên bố sẽ chưa vội dỡ các đòn thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump với hàng hóa Trung Quốc cũng như cam kết sẽ tập hợp sức mạnh đồng minh nhưng dường như ông Biden vẫn chưa có một chiến lược rõ ràng và nhất quán đối phó với Bắc Kinh.

Trên thực tế, trước đó, ông Biden đã thể hiện ý định sẽ hủy bỏ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do của chính quyền Tổng thống Trump. Thậm chí cụm từ "Ấn Độ - Thái Bình Dương" không hề được nhắc đến trong các tuyên bố tranh cử của ông Biden. Trong Đại hội đảng Dân chủ 2020, ông Biden đã thay thế cụm từ trên bằng một cụm từ cũ hơn "châu Á - Thái Bình Dương".

Sau khi đắc cử, ông Biden bắt đầu sử dụng cụm từ "Ấn Độ - Thái Bình Dương" trong các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo nước ngoài song không còn nhắc đến trạng thái "mở và tự do" nữa. Thay vào đó, ông Biden đã dùng một cụm từ mới là "Ấn Độ - Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng". Dù vậy, Tổng thống đắc cử không nêu rõ chính sách "Ấn Độ - Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng" của ông có gì khác biệt.

Thông báo tuần này của ông Biden khi đề cử Tướng Lloyd J. Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng không nhắc đến Ấn Độ - Thái Bình Dương hay thách thức lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc.

Rõ ràng, với nhiều quan chức Mỹ, Trung Quốc đại diện cho mối đe dọa lớn nhất của nước này nhưng Bắc Kinh cũng có thể trở thành một cơ hội để Washington tìm kiếm sức mạnh từ những liên minh cùng chí hướng. Điều quan trọng với chính quyền Mỹ kế nhiệm hiện nay chính là xác định một chiến lược rõ ràng trong cách đối phó với Trung Quốc bởi theo như nhận định của nhà quan sát Brahma Chellaney trên Japan Times, sẽ không phải là nói quá khi cho rằng chính sách của cộng đồng quốc tế trong hàng thập kỷ với Trung Quốc phần lớn được định hình bởi một cường quốc, đó chính là Mỹ.

Theo VOV
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.