Mỹ khôi phục hạm đội viễn chinh, kiềm chế tham vọng của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

Chỉ huy mới của INDOPACOM sẽ có nhiệm vụ giám sát các hoạt động cải cách trong cơ quan này, trong đó có việc thành lập một hạm đội viễn chinh mới, đặc biệt tập trung đối phó với Trung Quốc.

Các tàu chiến của Mỹ. Ảnh: National Interest.
Các tàu chiến của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bổ nhiệm lãnh đạo mới cho Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một động thái nhằm củng cố chính sách cứng rắn với Trung Quốc trước khi ông Biden nhậm chức vào đầu năm 2021.

Khôi phục hạm đội viễn chinh

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller - một nhân vật trung thành với ông Trump đã bổ nhiệm đô đốc John Aquilino làm người đứng đầu Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) có trụ sở tại Hawaii. Ông John Aquilino từng là phi công hải quân, đã tham gia các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ mang tên “Tự do Bền vững” và “Tự do Iraq”.

Chỉ huy mới của INDOPACOM sẽ có nhiệm vụ giám sát các hoạt động cải cách trong cơ quan này, trong đó có việc thành lập một hạm đội viễn chinh mới đặc biệt tập trung đối phó với Trung Quốc và chống lại sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh tại các vùng biển lân cận. Ông John Aquilino sẽ thay thế đô đốc Philip Davidson sắp nghỉ hưu vốn là người ủng hộ trung thành các chính sách mạnh mẽ của chính quyền ông Trump nhằm chống lại các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Davidson đã giám sát và thúc đẩy các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, mở rộng các cuộc tập trận chung với đối tác và đồng minh chủ chốt của Mỹ trên khắp khu vực. Với sự tham vấn của Davidson, Lầu Năm Góc đã thông qua các hướng dẫn hoạt động mới, trong đó có việc coi lực lượng dân quân biển Trung Quốc là một bộ phận mở rộng của Hải quân Trung Quốc, đánh dấu bước đi mạnh mẽ trong nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế tham vọng hàng hải của Bắc Kinh.

Với một lực lượng hùng hậu gồm 380.000 quân nhân, chịu trách nhiệu hợp tác quân sự với 36 quốc gia nằm trải khắp 14 múi giờ từ bờ biển phía tây nước Mỹ đến Đông Phi, INDOPACOM đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới của Mỹ thế kỷ 20.

Với vai trò quan trọng như vậy, INDOPACOM đã trở thành trụ cột cho chiến lược của Mỹ tại châu Á, biểu trưng mạnh mẽ nhất cho sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính quyền mới của ông Biden từng cam kết sẽ xây dựng chiến lược của Mỹ tại châu Á dựa trên việc kế thừa, nâng cấp, cải thiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama và học thuyết “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở” của chính quyền ông Trump.

Duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu Á sẽ là trọng tâm trong chiến lược của Biden nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ, trong bối cảnh Washington đang gặp phải nhiều khó khăn về nguồn lực và Bắc Kinh ngày càng bộc lộ rõ ý đồ.

Khi lựa chọn đội ngũ nhân sự cho các vị trí cấp cao trong nội các, ông Biden đã đề cử Antony Blinken làm Bộ trưởng Ngoại giao và Michele Flournoy làm Bộ trưởng Quốc phòng. Đây là những nhân vật có quan điểm cứng rắn, ủng hộ chiến lược kiềm chế rõ ràng và dứt khoát hơn đối với Trung Quốc thông qua tăng cường hợp tác với các liên minh thay vì hành động đơn phương.

Kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc

Đối phó với Trung Quốc là vấn đề hiếm hoi nhận được sự đồng thuận giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Sự đồng thuận đó thậm chí bắt đầu từ trước khi Tổng thống Trump nhậm chức và được củng cố bởi sự cạnh tranh giữa hai nước trên các lĩnh vực công nghệ và kinh tế, thương mại, cùng những bất bình về nhiều chính sách của Bắc Kinh. Tháng 7 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2021 với mức ngân sách 740,5 tỷ USD, đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường kinh phí cho Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, ngân sách đề xuất phân bổ thêm 158 triệu USD cho chi tiêu quốc phòng, trong đó 34 triệu USD dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, 45 triệu USD cho Lực lượng đặc nhiệm đa miền của lục quân, ngoài ra còn kinh phí mua các khí tài chiến lược gồm hai tàu ngầm lớp Columbia và một tàu ngầm lớp Virginia, có thể được triển khai để răn đe Trung Quốc tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thời gian tới, ban lãnh đạo của INDOPACOM dự kiến tăng gấp đôi các nỗ lực kiểm soát tham vọng của Trung Quốc. Theo đề xuất, cơ quan này có thể nâng cấp Hạm đội số 1 của Mỹ để triển khai đến Biển Đông – động thái giúp các đồng minh như Philippines và nhiều đối tác khác an tâm về cam kết của Washington đối với khu vực.

Phối hợp với đồng minh và đối tác

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite nói: “Để nâng cao vị thế của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ tái cơ cấu hạm đội 1 chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á với tư cách là hạm đội viễn chinh. Điều đó sẽ trấn an các đối tác và đồng minh về sự hiện diện và cam kết của chúng ta tại khu vực trong khi đảm bảo rằng, mọi đối thủ tiềm tàng đều biết chúng ta nỗ lực hiện diện toàn cầu nhằm duy trì luật pháp và tự do hàng hải”.

Động thái nói trên đã làm dấy lên nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Lầu Năm Góc đang tìm cách huy động một số lượng lớn nhân sự và khí tài quân sự đến Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông. Lần cuối cùng Mỹ thành lập hạm đội viễn chinh là vào năm 1973 – thời kỳ cao trào của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Á.

Hoạt động tái cơ cấu có thể liên quan đến việc điều một số binh sỹ và tàu chiến đang hoạt động ở ngoài khơi Nhật Bản đến khu vực chưa được tiết lộ. Điểm đến hàng đầu có thể là Singapore – quốc gia có nhà máy đóng tàu lớn, nằm ở khu vực giao cắt giữa Biển Đông vào Eo biển Malacca. Dù không phải đồng minh của Mỹ nhưng Singapore đã cho phép tàu chiến và máy bay Mỹ sử dụng một số căn cứ quân sự của nước này. Philippines – một đồng minh thân cận của Mỹ có hai nhà máy đóng tàu quy mô lớn ở Subic và Palawan, cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“Hạm đội 1 sẽ trở thành hạm đội viễn chinh. Chúng tôi vẫn đang xem xét địa điểm triển khai hạm đội này”. Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite cho biết. Nhiều khả năng quyết định này sẽ phụ thuộc vào tân chỉ huy của INDOPACOM là đô đốc John Aquilino và chính quyền mới của ông Biden./.

Theo VOV
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.