Thế giới hậu COVID-19: Cô lập dân tộc hay đoàn kết toàn cầu?

(Ngày Nay) - Bài viết của tác giả Yuval Noah Harari - nhà sử học, triết gia Israel - đăng trên Financial Times. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy trên thế giới như Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018).
Thế giới hậu COVID-19: Cô lập dân tộc hay đoàn kết toàn cầu? ảnh 1

Nhân loại hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất của thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và chính phủ đưa ra trong vài tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong nhiều năm sau. Chúng sẽ định hình không chỉ các hệ thống y tế mà còn cả nền kinh tế, chính trị và văn hóa. Chúng ta phải hành động nhanh chóng và dứt khoát. Chúng ta cũng nên tính đến hậu quả lâu dài của các hành động này. Khi lựa chọn các lối đi, chúng ta nên cân nhắc mình làm điều này không chỉ để vượt qua cơn khủng hoảng trước mắt, mà còn ảnh hưởng tới thế giới chúng ta sống sau này. Dù sao thì, cơn bão sẽ qua, nhân loại sẽ sống sót, nhưng chúng ta sẽ sống ở một thế giới khác.

Trong thời điểm khủng hoảng này, chúng ta phải đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Đầu tiên là giữa giám sát toàn trị hay trao quyền công dân. Thứ hai là giữa cô lập dân tộc và đoàn kết toàn cầu.

Giám sát chặt chẽ

Để ngăn chặn dịch bệnh, toàn bộ dân số cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Có hai cách chính để đạt được điều này. Một phương pháp là chính phủ giám sát người dân và trừng phạt những người vi phạm luật lệ. Công nghệ hiện là công cụ đắc lực để chính phủ giám sát người dân.

Nửa thế kỷ trước, Cơ quan mật vụ KGB không thể theo dõi 240 triệu công dân Liên Xô 24 giờ một ngày, KGB cũng không thể xử lý hiệu quả tất cả các thông tin thu thập được.

Cơ quan này dựa vào các mật vụ và nhận định của họ và không thể triển khai toàn bộ lực lượng để giám sát người dân. Nhưng bây giờ, các chính phủ có thể dựa vào các cảm biến có mặt ở khắp mọi nơi và các thuật toán mạnh mẽ thay vì dựa vào cảm tính.

Trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, một số chính phủ đã triển khai các công cụ giám sát mới. Trường hợp đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Bằng cách giám sát chặt chẽ điện thoại thông minh của người dân, sử dụng hàng trăm triệu camera nhận diện khuôn mặt và bắt buộc mọi người phải kiểm tra và báo cáo tình trạng sức khỏe, chính phủ Trung Quốc không chỉ có thể nhanh chóng xác định người nghi nhiễm mà còn theo dõi chuyển động của họ và xác định bất cứ ai tiếp xúc với các trường hợp này.

Bạn có thể cho rằng điều này chẳng có gì mới mẻ. Trong những năm gần đây, cả chính phủ và các tập đoàn đã sử dụng các công nghệ tinh vi hơn bao giờ hết để theo dõi, giám sát và thao túng con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, dịch bệnh có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hoạt động giám sát. Không chỉ bởi nó có thể bình thường hóa việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt ở các quốc gia, mà thậm chí còn tạo điều kiện cho nhiều phần mềm theo dõi được phát triển.

Thế giới hậu COVID-19: Cô lập dân tộc hay đoàn kết toàn cầu? ảnh 2

Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ sớm trở thành phương pháp giám sát người dân trên toàn cầu. Ảnh: AFP

Trước đây, khi ngón tay của bạn chạm vào màn hình điện thoại thông minh của mình và nhấp vào một liên kết, chính phủ muốn biết chính xác ngón tay của bạn đang nhấp vào cái gì. Nhưng với COVID-19, chính phủ muốn biết nhiệt độ của ngón tay của bạn và huyết áp dưới da.

Các biện pháp tạm thời dài hạn

Một trong những vấn đề chúng ta gặp phải đó là không ai biết được khi nào chúng ta đang trong tầm ngắm. Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và những gì dường như khoa học tiên đoán vào 10 năm trước đã trở thành tin tức cũ vào ngày nay.

Lấy ví dụ, hãy tưởng tượng một chính phủ yêu cầu mọi người dân đeo vòng đeo tay sinh trắc học theo dõi nhiệt độ cơ thể và nhịp tim 24 giờ một ngày. Dữ liệu sẽ được tích trữ và phân tích bằng các thuật toán, cho biết bạn bị bệnh ngay cả trước khi bạn biết điều đó và họ cũng sẽ biết bạn đã ở đâu và từng gặp ai.

Điều này sẽ giúp khoanh vùng các ổ dịch tiềm tàng trong cộng đồng. Một hệ thống như vậy có thể ngăn chặn được dịch bệnh chỉ trong vài ngày.

Nghe thì rất tuyệt, nhưng nhược điểm là điều này sẽ có thể dẫn tới việc hợp pháp hóa giám sát sinh trắc học của người dân. Nếu tôi nhấp vào liên kết của một tờ báo, điều này có thể chỉ ra quan điểm chính trị hay tính cách của tôi/

Nhưng nếu bạn có thể theo dõi những gì xảy ra với nhiệt độ cơ thể, huyết áp và nhịp tim một cách dễ dàng, bạn có thể tìm hiểu điều gì khiến tôi cười, điều gì khiến tôi khóc và điều gì khiến tôi tức giận. Điều quan trọng cần nhớ là sự tức giận, vui vẻ, buồn chán và tình yêu là những hiện tượng sinh học giống như sốt và ho.

Công nghệ nếu có thể xác định ho cũng có thể xác định cười. Nếu các tập đoàn và chính phủ bắt đầu thu hoạch dữ liệu sinh trắc học của chúng tôi, họ có thể hiểu chúng tôi hơn chính bản thân mình, và sau đó họ không chỉ dự đoán cảm xúc của chúng tôi mà còn thao túng cảm xúc của chúng tôi và mời chào chúng tôi bất cứ điều gì họ muốn - có thể là sản phẩm hoặc một chính trị gia. Giám sát sinh trắc học sẽ làm cho Vụ bê bối dữ liệu Facebook–Cambridge Analytica trở thành lỗi thời.

Tất nhiên, bạn có thể coi trường hợp giám sát sinh trắc học như một biện pháp tạm thời được thực hiện trong tình trạng khẩn cấp. Nó sẽ biến mất khi tình trạng khẩn cấp kết thúc.

Nhưng các biện pháp tạm thời có thể vẫn được áp dụng lâu dài nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Chẳng hạn, Israel đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong Chiến tranh Độc lập năm 1948, trong đó áp dụng một loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí. tịch thu đất đai cho đến các quy định đặc biệt để làm bánh. Dù chiến tranh đã kết thúc, nhưng Israel chưa bao giờ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và đã không bãi bỏ nhiều biện pháp tạm thời của năm 1948 (sắc lệnh liên quan tới việc làm bánh chỉ bị bãi bỏ vào năm 2011).

Ngay cả khi số ca nhiễm COVID-19 giảm xuống 0, một số chính phủ có thể tuyên bố rằng họ cần phải giữ các hệ thống giám sát sinh trắc học vì họ sợ một đợt bùng phát mới hoặc một dịch bệnh khác xuất hiện. Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể là điểm kết thúc của trận chiến đòi tự do cá nhân. Vì khi mọi người được lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường sẽ chọn sức khỏe.

Niềm tin vào khoa học

Yêu cầu mọi người lựa chọn giữa sự riêng tư và sức khỏe, trên thực tế, chính là gốc rễ của vấn đề. Bởi vì đây là một lựa chọn sai lầm. Chúng ta có thể và nên tận hưởng cả sự riêng tư và sức khỏe. Chúng ta có thể chọn bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn chặn dịch bệnh mà không cần thiết lập chế độ giám sát toàn trị, mà bằng cách trao quyền cho công dân.

Trong thời gian qua, một số quốc gia và vùng lãnh thổ dù chưa thể dập tắt được dịch bệnh, nhưng đã cho thấy được thành quả trong việc kiểm soát dịch bệnh, như Hàn Quốc, Đài Loan.

Ngoài việc áp dụng các ứng dụng theo dõi người dân, chính quyền tại những nơi này còn dựa vào các kết quả xét nghiệm hàng loạt, các báo cáo tình hình trung thực và sự bằng lòng hợp tác của người dân.

Giám sát toàn trị và các hình phạt khắc nghiệt là cách duy nhất để khiến mọi người tuân thủ các hướng dẫn y tế. Khi mọi người được thông báo về các thông tin khoa học và khi mọi người tin tưởng vào các cơ quan công quyền nói, người dân có thể làm điều đúng đắn ngay cả khi không có hệ thống giám sát bên cạnh. Một cộng đồng đoàn kết và có nhận thức tốt thường mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhiều so với một cộng đồng thiếu hiểu biết và thiếu tính tổ chức.

Lấy ví dụ về việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những tiến bộ lớn nhất từ trước đến nay trong vấn đề vệ sinh của nhân loại. Hành động đơn giản này đã cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Chỉ đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đây, thậm chí các bác sĩ và y tá còn không rửa tay khi thực hiện từ ca mổ này sang ca mổ khác.

Ngày nay, hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải vì họ sợ bị phạt nếu không rửa tay, mà là vì họ hiểu được lợi ích của nó.

Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, bạn cần sự tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng vào các phương tiện truyền thông. Trong vài năm qua, các chính trị gia vô trách nhiệm đã cố tình phá hoại niềm tin vào khoa học, trong các cơ quan công quyền và trên các phương tiện truyền thông. Những chính trị gia vô trách nhiệm này có thể bị cám dỗ để đi theo con đường chủ nghĩa độc đoán, cho rằng mình không thể tin tưởng công chúng để làm điều đúng đắn.

Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn trong nhiều năm không thể được xây dựng lại chỉ trong một đêm. Nhưng đây không phải là thời kỳ bình thường. Trong một khoảnh khắc khủng hoảng, tâm trí cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể không hòa hợp với anh chị em trong nhà, nhưng khi gia đình xảy ra điều gì bất trắc, bạn sẽ thấy mọi người phải cùng chung tay để giải quyết vấn đề.

Thế giới hậu COVID-19: Cô lập dân tộc hay đoàn kết toàn cầu? ảnh 3

Cảnh sát Morocco giám sát quy định giãn cách xã hội của người dân. Ảnh: AFP

Thay vì xây dựng một chế độ giám sát toàn trị, vẫn chưa quá muộn để xây dựng lại cho mọi người niềm tin vào khoa học, vào các cơ quan công quyền và các phương tiện truyền thông. Chúng ta chắc chắn cũng nên sử dụng các công nghệ mới, nhưng những công nghệ này phai  trao quyền cho công dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp, nhưng dữ liệu đó không nên được sử dụng để tạo ra một chính phủ toàn năng. Thay vào đó, dữ liệu đó sẽ cho phép tôi đưa ra các lựa chọn cá nhân sáng suốt hơn và cũng chịu trách nhiệm của chính phủ đối với các quyết định của mình.

Nếu tôi có thể theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân, tôi sẽ không chỉ biết liệu mình có trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe của người khác không, mà còn giúp tạo thói quen giữ gìn cho cộng đồng. Và nếu tôi có thể truy cập và phân tích các số liệu thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của dịch bệnh, tôi sẽ có thể đánh giá liệu chính phủ có nói cho tôi biết sự thật hay không và liệu họ có đang áp dụng các chính sách đúng đắn để chống lại dịch bệnh hay không. Bất cứ khi nào mọi người nói về giám sát, hãy nhớ rằng công nghệ giám sát tương tự thường có thể được sử dụng không chỉ bởi các chính phủ để giám sát các cá nhân - mà còn bởi các cá nhân để giám sát các chính phủ.

Do đó, dịch COVID-19 là một thử nghiệm lớn về quyền công dân. Trong những ngày sắp tới, mỗi người trong chúng ta nên tin tưởng vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia y tế thay vì các thuyết âm mưu hay các chính trị gia vụ lợi. Nếu chúng ta không lựa chọn đúng, chúng ta có thể thấy mình đang từ bỏ các quyền tự do quý giá nhất của mình, nghĩ rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Một kế hoạch toàn cầu

Sự lựa chọn quan trọng thứ hai mà chúng ta phải đối mặt là giữa cô lập dân tộc và đoàn kết toàn cầu. Cả dịch bệnh và cuộc khủng hoảng kinh tế theo sau đều là những vấn đề toàn cầu. Chúng chỉ có thể được giải quyết hiệu quả bằng sự chung tay của toàn nhân loại.

Điều tiên quyết nhất, để đánh bại virus chúng ta cần chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Đó là lợi thế lớn của con người đối với virus. Một con virus ở Trung Quốc và một con virus ở Mỹ không thể trao đổi các mẹo về cách lây nhiễm cho con người.

Nhưng Trung Quốc có thể dạy cho Mỹ nhiều bài học quý giá về dịch bệnh và cách đối phó với nó. Những gì một bác sĩ người Ý phát hiện ra ở Milan vào sáng sớm cũng có thể cứu được nhiều mạng sống ở Tehran vào buổi tối. Nhưng để điều này xảy ra, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu.

Các quốc gia nên sẵn sàng chia sẻ thông tin một cách cởi mở và khiêm tốn khi tìm kiếm lời khuyên, và có thể tin tưởng vào dữ liệu và những thông tin mà họ nhận được.

Chúng ta cũng cần một nỗ lực toàn cầu để sản xuất và phân phối thiết bị y tế, đáng chú ý nhất là bộ dụng cụ thử nghiệm và máy thở. Thay vì mọi quốc gia cố gắng làm điều đó một cách cụ cbooj và tích trữ bất kỳ thiết bị nào họ có thể làm ra, một nỗ lực toàn cầu phối hợp có thể giúp tăng tốc sản xuất và đảm bảo phân bố đầy đủ các thiết bị cho những nơi cần nhất.

Giống như các quốc gia quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chủ chốt trong một cuộc chiến tranh, cuộc chiến của con người chống lại dịch bệnh có thể yêu cầu chúng ta phải “nhân đạo hóa” các dây chuyền sản xuất quan trọng. Một quốc gia giàu hiện có ít ca bệnh nên sẵn lòng gửi thiết bị y tế đến những quốc gia nghèo hơn với nhiều ca mắc, và nếu sau này dịch bệnh bùng phát ở nước giàu, chắc chắn các quốc gia nghèo sẽ hồi đáp lại xứng đáng.

Chúng tôi có thể xem xét một nỗ lực toàn cầu tương tự để tập hợp các nhân viên y tế. Các quốc gia hiện ít bị ảnh hưởng có thể đưa nhân viên y tế đến các khu vực bị thiệt hại nặng nhất trên thế giới để san sẻ gánh nặng cho các đồng nghiệp.

Hợp tác toàn cầu là cực kỳ cần thiết trên mặt trận kinh tế. Với bản chất toàn cầu của nền kinh tế và chuỗi cung ứng, nếu mỗi chính phủ tự ý hành động bất chấp những quốc gia khác, kết quả sẽ là hỗn loạn và khủng hoảng sâu sắc. Chúng ta cần một kế hoạch hành động toàn cầu, và chúng ta cần ban hành nó nhanh chóng.

Một yêu cầu khác là đạt được thỏa thuận toàn cầu về hoạt động đi lại. Đình chỉ tất cả các chuyến du lịch quốc tế trong nhiều tháng sẽ gây ra những khó khăn to lớn và cản trở cuộc chiến chống lại COVID-19. Các quốc gia cần hợp tác để cho phép ít nhất một nhóm du khách thiết yếu được nhập cảnh: các nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, chính trị gia, doanh nhân.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng những cá nhân tại sân bay trước khi cho phép họ xuất cảnh, điều này sẽ tạo niềm tin và tiết kiệm thời gian cách ly.

Thật không may, hiện nay các nước hầu như không thực hiện bất cứ điều gì được kể trên. Một sự tê liệt tập thể đã siết chặt cộng đồng quốc tế. Dường như không có ai là người khởi xướng và lãnh đạo.

Nếu như trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây - như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và dịch Ebola 2014, Mỹ đã đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu. Nhưng chính phủ Mỹ hiện tại đã thoái thác trách nhiệm này. Chính quyền Trump đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại còn lớn hơn nhiều so với tương lai của nhân loại.

Thế giới hậu COVID-19: Cô lập dân tộc hay đoàn kết toàn cầu? ảnh 4

Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục thoái thác trách nhiệm quốc tế đã để lộ khoảng trống quyền lực. Ảnh: White House 

Chính quyền Trump đã từ bỏ ngay cả các đồng minh thân cận nhất của mình khi cấm tất cả các chuyến tới từ EU mà không có một lời báo trước. Dư luận Đức đã rất xôn xao khi nghe tin chính phủ Mỹ cung cấp 1 tỷ USD cho một công ty dược phẩm của Đức để được độc quyền đối mua lại vaccine COVID-19. Ngay cả khi chính quyền Trump cuối cùng đã thay đổi chiến lược và đưa ra một kế hoạch hành động toàn cầu, rất ít người sẽ đi theo một nhà lãnh đạo không bao giờ chịu trách nhiệm, không bao giờ thừa nhận sai lầm và thường đổ lỗi cho người khác.

Nếu khoảng trống của Mỹ không được lấp đầy bởi các quốc gia khác, thì không những dịch bệnh sẽ còn khó ngăn ngừa, mà di sản của nó sẽ tiếp tục đầu độc môi trường quan hệ quốc tế trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, một khủng hoảng cũng là một cơ hội. Chúng ta phải hy vọng rằng dịch bệnh hiện tại sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy hiểm do mất đi sự đoàn kết toàn cầu.

Nhân loại cần phải lựa chọn. Chúng ta sẽ đi theo con đường mất đoàn kết, hay chúng ta sẽ chấp nhận con đường đoàn kết toàn cầu? Nếu chúng ta chọn bỏ qua đoàn kết, điều này sẽ không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng, mà có thể sẽ dẫn đến những thảm họa thậm chí còn tồi tệ hơn trong tương lai.

Nếu chúng ta chọn sự đoàn kết toàn cầu, đó sẽ là một chiến thắng không chỉ chống lại đại dịch COVID-19, mà còn chống lại tất cả các dịch bệnh và khủng hoảng trong tương lai có thể tấn công loài người trong thế kỷ 21.

Theo Financial Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?