Thế giới thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
Đối với cảnh sát Luc Zaka người Côte D'Ivoire, 2021 là một năm đặc biệt tốt lành. Ông và các đồng nghiệp đã giải cứu được hơn 1.750 trẻ em khỏi những công việc cực nhọc trên các đồn điền ca cao tại nước này và giúp đưa vào tù một số đối tượng buôn người.
Thế giới thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em

Đứng đầu một đơn vị chuyên trách chống lao động trẻ em tại Côte D'Ivoire - nhà cung cấp ca cao lớn nhất thế giới - ông Zaka nhấn mạnh đơn vị của ông đã nỗ lực hết sức để mặt hàng ca cao xuất xứ từ đất nước này là mặt hàng chất lượng không do bàn tay trẻ em làm ra.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), ông Zaka cho biết vào tháng 5/2011, nhà chức trách Côte D'Ivoire đã tiến hành chiến dịch truy quét lớn chưa từng có, theo đó đã bắt giữ khoảng 25 đối tượng buôn bán trẻ em. Trong số này, 5 đối tượng đã bị kết án 20 năm tù giam. Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy Chính phủ Côte D'Ivoire sẽ không để tiếp diễn tình trạng buôn bán lao động trẻ em.

Tại Côte D'Ivoire vẫn có gần 1 triệu trẻ làm việc trong các đồn điền ca cao, trong đó nhiều em là nạn nhân của mạng lưới buôn người từ quốc gia láng giềng Mali và Burkina Faso - nơi xung đột làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch COVID-19 và đẩy nhiều em vào cảnh phải lao động kiếm sống.

Với chủ đề Năm quốc tế xóa bỏ lao động trẻ em, năm 2021 tập trung thúc đẩy các nỗ lực hướng tới mục tiêu này. Câu chuyện ở Côte D'Ivoire chỉ là một điểm sáng nhỏ trong bức tranh còn nhiều mảng tối khi vẫn xảy ra các vụ lạm dụng trẻ em trên toàn cầu trong giai đoạn COVID-19.

Theo các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ), ngay cả trước khi các trường học phải đóng cửa vì dịch bệnh và do tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới, số lao động trẻ em đã tăng lần đầu tiên trong 20 năm qua. LHQ cho biết số lao động trẻ em năm 2020 đã tăng lên đến 160 triệu em, so với mức 152 triệu em trong năm 2016. Mức tăng mạnh nhất được ghi nhận tại châu Phi - nơi tập trung hầu hết lao động trẻ em trên thế giới.

Chuyên gia Benjamin Smith tại Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu rõ dù nhiều quốc gia đã thực hiện các bước tiến quan trọng để ngăn chặn sử dụng lao động trẻ em, và dù thực tế còn nhiều khó khăn, chẳng hạn những thách thức trong việc thúc đẩy tiếp cận giáo dục ở châu Phi, các chính phủ cần phải tăng gấp đôi nỗ lực. Chuyên gia Smith cho rằng các khu vực tư nhân, công đoàn và các tổ chức xã hội cũng cần đóng một vai trò lớn hơn để giúp đạt mục tiêu do LHQ đề ra là xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025.

Đề cập thực tế khó khăn, hãng tin Reuters dẫn chứng tình hình tại CHDC Congo. Theo đó, ông Augustin Bedidjo ở tỉnh Ituri, Đông Bắc nước này, đã sáng tạo những mẩu truyện tranh và dịch sang ngôn ngữ địa phương để chuyển đến các bậc cha mẹ, các quan chức cũng như những người khai thác mỏ nhằm tăng cường nhận thức về sự nguy hiểm của việc sử dụng lao động trẻ em trong hoạt động khai thác mỏ - một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất theo đánh giá của LHQ. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn tài chính, không huy động được tài trợ đã khiến dự án thiết thực này phải ngừng lại.

Ông Bedidjo cho biết thêm đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều trẻ em phải vào làm việc trong các mỏ khai thác kim loại (vàng, coban...) và nhiều trẻ thậm chí có nguy cơ bị cưỡng bức lao động hoặc phải kết hôn sớm.

LHQ cảnh báo nếu không hành động khẩn cấp, thêm 8,9 triệu trẻ em trên toàn thế giới có nguy cơ phải vất vả mưu sinh vào cuối năm 2022.

Phụ trách vận động quyền trẻ em tại Tổ chức Giám sát Nhân quyền, bà Jo Becker nêu rõ thế giới đang chứng kiến bước thụt lùi lớn trong nỗ lực loại bỏ lao động trẻ em, trước tiên là do đại dịch COVID-19. Bà Becker kêu gọi các chính phủ áp dụng những chiến lược tương đồng để có thể đảo ngược tác động của đại dịch. Theo đó, 3 yếu tố quan trọng là tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em, hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình hoặc trợ cấp hằng tháng cho trẻ, và áp dụng nghiêm các luật về lao động trẻ em đã có hiệu lực và đang phát huy hiệu quả.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.