Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tiến tới thành lập vùng an toàn tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ ngày 7/8 đã quyết định thành lập “trung tâm hoạt động chung" để phối hợp tạo ra một "vùng an toàn" tại miền Bắc Syria. Đây được xem là biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc đụng độ giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd.
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tung bay vào ngày 17/9/2016 trên làng Tal Abyad của Syria. (Ảnh: AFP)
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tung bay vào ngày 17/9/2016 trên làng Tal Abyad của Syria. (Ảnh: AFP)

Thông báo trên vừa được đưa ra sau 3 ngày đàm phán căng thẳng giữa Ankara và Washington nhằm tìm cách tránh một chiến dịch quân sự mới với quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurrd (YPG) vốn đang kiểm soát khu vực ở phía Bắc Syria.

Được Mỹ ủng hộ và trang bị vũ khí chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, YPG tuy nhiên bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một "tổ chức khủng bố" đe dọa an ninh của nước này vì YPG đã tham gia vào một cuộc xung đột lâu dài với lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm cuối của thế kỷ 20.

Theo hai thông cáo riêng rẽ do Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Mỹ tại Ankara ban hành, hai nước đã đồng ý "nhanh chóng" thành lập “một trung tâm hoạt động chung ở Thổ Nhĩ Kỳ để phối hợp và quản lý việc thành lập vùng an toàn". "Vùng an toàn" này sau đó sẽ trở thành một "hành lang hòa bình" nơi những người tị nạn Syria có thể định cư trong bối cảnh hơn 3,6 triệu người đã tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ về kế hoạch "vùng an toàn" này, cũng như về độ sâu của nó, các lực lượng sẽ kiểm soát nó, hai điểm mà sự khác biệt đặc biệt mạnh mẽ.

Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara tuyên bố kiểm soát độc quyền đối với một dải sâu 30km mà YPG phải rút quân, nhiều hơn nhiều so với đề xuất do Washington đưa ra.

Thổ Nhĩ Kỳ coi "vùng an toàn" này là vùng đệm giữa biên giới của mình và các vị trí của YPG ở phía Đông Euphrates tại Syria, cho đến tận biên giới Iraq. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói: "Điều quan trọng là chúng tôi hành động ở phía Đông của Euphrates và đó là những gì đang được thực hiện với người Mỹ". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra thời gian biểu của "quy trình" sẽ cho phép "trung tâm hoạt động" trong tương lai đến "vùng an toàn" này. 

Những ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp tăng cường đe dọa can thiệp vào các vị trí của người Kurd ở khu vực này, sau nhiều tháng đàm phán không có kết quả với Mỹ xung quanh ý tưởng về “vùng an toàn”, ra đời vào tháng 1 sau khi Mỹ công bố rút khỏi Syria trong tương lai. 

Đến ngày 5/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lên tiếng xác nhận lực lượng vũ trang nước này đang lên kế hoạch khởi động một chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại YPG ở miền Bắc Syria. Nhà lãnh đạo Ankara cho biết ông đã thông báo cho các đối tác Nga và Mỹ về hoạt động quân sự, mà ông nói sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào các khu vực do YPG và Đảng Công nhân người Kurd (PKK) kiểm soát.

Theo ông Nicholas Heras, chuyên gia về an ninh tại Center for a New American Security, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang gặp khó khăn tại chính trường trong nước, "cần thể hiện sự kiên quyết của mình về an ninh và sẵn sàng giảm bớt áp lực vốn đang đè nặng lên Thổ Nhĩ Kỳ của hàng triệu người tị nạn". "Mỹ đã bắt đầu một tiến trình để ông Erdogan hiện diện, dưới sự giám sát, ở phía Đông của Euphrates và tái định cư có trật tự của một số người tị nạn" – ông nói thêm.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Washington cho YPG đã gây tổn hại cho mối quan hệ này. YPG được Mỹ hậu thuẫn và coi là lực lượng chiến đấu chính chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Trong khi đó, Ankara coi lực lượng YPG là những kẻ khủng bố gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và đã yêu cầu Mỹ cắt đứt quan hệ với lực lượng dân quân người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ từng hai lần thực hiện các đợt tấn công đơn phương nhằm vào IS và YPG ở miền Bắc Syria trong các năm 2016 và 2018./.

Theo ĐCSVN
Bình luận
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.