Thiếu tướng Ba

Thiếu tướng Ba

Đi đâu khi được ai đó hỏi tôi có phải là con gái của nhạc sĩ An Thuyên không thì tôi nở mũi lắm! Tôi nở mũi vì được là con gái của một sĩ quan quân đội nhân cách và cũng lãng mạn không kém. Ở ông là cả tính cách của một mặt trời quyết liệt, mạnh mẽ và một mặt trăng dịu hiền. Vì thế tôi muốn viết về Ba với hai phần tính cách trong con người ấy.

_____________

Thiếu tướng Ba ảnh 1

Tôi muốn nói về mặt trăng trước tiên vì trăng đã có sự gắn bó kì lạ trong cuộc đời ông. Ba tôi sinh đúng vào ngày rằm trung thu năm 1949. Ông bà nội tôi chỉ nhớ ngày âm vì đó là một ngày trăng rằm tròn vành vạnh nơi miền quê nghèo Nghệ An. Rất nhiều các ca khúc trong hơn 1.000 ca khúc đã công bố cũng như chưa từng công bố của ông đều gắn rất nhiều đến trăng. Điển hình là “Ca dao em và tôi”, như “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”…

Trăng có rất nhiều trong tác phẩm của ông được lý giải như một mối nhân duyên của trai sinh ngày rằm. Các cụ ngày xưa có dạy “Gái tháng hai, trai tháng tám”, ông có lẽ rất đúng với lời dạy ấy. Ông là vị Tướng đầu tiên của giới văn học nghệ thuật trong thời bình. Tôi vẫn luôn nói Ba là một vầng trăng dịu êm để nói về tính cách của ông. Ông tình cảm, hiền dịu với tất cả mọi người. Biết bao thế hệ học sinh đã được ông đến từng làng quê nghèo để tìm kiếm những năng khiếu thực sự. Lo cho các bạn có điều kiện học tập, ăn ở tốt nhất để có cơ hội thành công trong tương lai. Ông sinh ra nơi làng quê nghèo nên có lẽ ông hiểu và thấm chữ “nghèo” – “khó”.

Chuyện ông từng đứng ra bảo vệ Sơn Tùng M-TP trước búa rìu dư luận khi scandal của cậu ấy ập đến. Ông rộng lượng với Tùng vì bản thân người nhạc sĩ đi trước hiểu những khó khăn của những người làm nghề. Và đánh giá tài năng của Tùng không thể chỉ dừng lại ở một ca khúc mà là cái tâm huyết, sáng tạo và dám thử nghiệm. Ai cũng có sai lầm và Tùng không thể là một ngoại lệ trong cả cuộc sống lẫn âm nhạc của mình. Chính điều ấy đã giúp cho Tùng có một sự thay đổi. Từng tham gia đêm nhạc nhân ngày giỗ lần thứ hai của ông tại Bái Đính vì muốn tri ân người nhạc sĩ lớn đã bảo vệ cậu ấy khi tất cả đều đang quay lưng. Họ chưa từng gặp, và cũng đã lỡ hẹn gặp nhau…

Thiếu tướng Ba ảnh 2

“Mặt trăng” ấy hiền dịu là vậy khi xoa đầu đứa học trò nhỏ bị đánh giá là ngang ngược: Con cố gắng nhé! Thầy tin con sẽ trưởng thành và thành công!”. Còn lãng mạn thì có lẽ ai có lần nào đó ngâm nga câu hát của ông sẽ thấy sự ngọt lịm trong từng ca từ. Có lần tôi viết bài thi học kì môn Văn hoá Việt Nam khi nói về ngôn từ trong đời sống Việt. Tôi kể một câu chuyện rất thật của gia đình mình. Khi có một ông nhạc sĩ nghèo không đủ miếng ăn nhưng vẫn rất bay bổng viết: chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên!

Tôi viết lại mà nước mắt tôi cứ đọng nơi khoé mắt. Tôi nhớ lại những tháng ngày nghèo khó của gia đình khi đi ở nhờ hết khu ký túc này đến khu tập thể khác, chưa biết hôm nay có gì mà ăn. Tôi nhớ ông động viên anh trai tôi khi thấy mâm cơm nhà toàn rau: “Con chịu khó vì hết mùa chả rồi!”. Lớn hơn tôi mới biết chả làm gì có mùa! Chỉ là có đủ tiền mua không thôi… Thế mà vượt qua những cái đói nghèo ấy vẫn là một tâm hồn bay bổng, lãng mạn nghĩ đến những điều tốt đẹp trong đời. Tôi vẫn ấp ủ học lên bậc cao đề làm đề tài: “Tính hình ảnh trong ca khúc của nhạc sĩ An Thuyên” để nói hết cái lãng mạn, bay bổng của ông.

Chuyện mặt trăng không chỉ dừng lại ở đó khi ngày cuối đời tập bản thảo ca khúc nằm trong cặp của ông dự định phát hành CD mang tựa đề Trăng. Tờ lịch ngày ông ra đi có trích hai câu thơ trong bài Khoảng lặng của nhà thơ Nguyễn Liên Châu:

“Nẻo trăng lên, cõi trăng về

An nhiên như thể chưa hề long đong…”

Và giờ hai câu thơ ấy đã được khắc lên bia mộ của ông… Một vầng trăng về với bầu trời rộng lớn, mênh mông.

Thiếu tướng Ba ảnh 3
Thiếu tướng Ba ảnh 4

Người lính trong ông có lẽ nó hơi “bất thường” thì phải! Bởi lẽ câu chuyện năm xưa ông được gọi đi nghĩa vụ. Mẹ tôi kể lại như một câu chuyện vui: Ba mẹ tôi mới quen nhau, bỗng Ba thông báo phải nhập ngũ, thế là cưới! Chia tay lâm li, gia đình tiễn trong xúc động pha lẫn tự hào khôn xiết. Ra đến sân bóng tập trung, Ba và một vài người nữa được phân công ở lại để làm cho Đội văn nghệ của Tỉnh Đội lúc bấy giờ do trước đó Ba đã làm người đi sưu tầm âm nhạc dân gian.

Một anh nhạc sĩ 26 tuổi gầy gò dù chưa học trường lớp nào lúc đó đã là nhạc sĩ sáng tác nhạc cho cả vở kịch, là tác giả của "Em chọn lối này”, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” mà đi lính thì đúng là không dễ dàng gì.

Nhưng “tính lính” trong con người ông lại không pha lẫn vào đâu khi ông rất nghiêm khắc, quyết liệt trong cả công việc và cuộc sống. Đến giờ nhiều người vẫn gọi một cách đầy trìu mến, kính trọng ngôi trường Đại học văn hoá nghệ thuật Quân Đội là “trường của thầy An Thuyên” bởi bao tâm huyết gây dựng của ông cùng với nhiều cán bộ, giáo viên đã thừa kế truyền thống lịch sử để phát triển mạnh mẽ cũng đã được ghi nhận.

Ngày đưa ông về với đất mẹ, ngập tràn cả khán phòng nhà tang lễ là màu áo lính. Biết bao thế hệ học sinh đã trưởng thành từ mái trường ấy giờ đã là những cán bộ trong Quân đội. Một thế hệ chiến sĩ – nghệ sĩ của thời đại mới! Có lẽ khó để gặp lại một hình ảnh người nhạc sĩ của nhân dân và người thầy của những cán bộ quân đội được đón nhận vô vàn tình cảm nhiều đến thế. Mặt trời trong ông là vậy, quyết liệt và nhiệt huyết. Một người lính mang tâm hồn nghệ sĩ. Một nhạc sĩ mang nhân cách lính Cụ Hồ.

Có lẽ vì mạnh mẽ mà ông mới dám "cắt nửa vầng trăng, bẻ đôi câu thơ để làm mái chèo lướt sóng". Giờ có lẽ Thiếu tướng Ba đang phiêu diêu nơi tang bồng để bàn tay thô ráp cầm điếu thuốc, miệng ngâm nga câu hát: "một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người".

Thiếu tướng Ba ảnh 5

Bài: Nguyễn Bông Mai

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.