Thợ rửa bát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong căn phòng áp mái của một tòa cao tầng tại Hà Nội, có những người già làm công việc rửa bát cho nhà hàng. Ở tuổi “xế chiều”, họ vẫn miệt mài lao động mưu sinh, dù vất vả.
Thợ rửa bát

Trước khi đồng hồ điểm 7 giờ sáng, bà Đinh Thị Quỳnh, 65 tuổi, đã có mặt tại nơi làm việc của mình - một mặt sàn rộng rãi được dành riêng cho công việc rửa bát phục vụ nhà hàng lẩu - nướng. Những thùng nhựa chứa đầy bát đĩa nằm sẵn trên sàn nhà từ tối hôm trước, đợi bà Quỳnh và các đồng nghiệp xử lý.

Trung bình mỗi khách vào nhà hàng sử dụng khoảng 10 bát đĩa đựng. Cứ thế nhân lên hàng trăm lượt khách, những người như bà Quỳnh làm không ngơi tay. Họ tự gọi mình là "thợ rửa bát". Những "thợ rửa bát" U70.

Không mất nhiều thời gian, bà Quỳnh xỏ găng tay rồi còng lưng đẩy những thùng bát đĩa vào một góc. Bốn "thợ rửa bát", người trút thức ăn thừa, người rửa, người tráng, người cọ vỉ. Một ngày của những "thợ rửa bát" kéo dài 12 tiếng, trừ đi 2 tiếng nghỉ trưa, họ làm việc không ngơi tay từ 7 giờ sáng cho tới 9 giờ tối.

Trên căn gác tách biệt với thế giới bên ngoài, nguồn giải trí duy nhất của những "thợ rửa bát" là chiếc radio nhỏ đặt trên bậu cửa sổ nhìn ra những tòa cao ốc.

Từ Phú Thọ tới Hà Nội lập nghiệp từ năm 2012, nhưng hai năm nay, bà Quỳnh chọn công việc rửa bát để mưu sinh. Tuổi già khiến bà không còn đảm đương được những công việc cần sự tỉ mỉ và chính xác như trước.

Thợ rửa bát ảnh 1

Bà Quỳnh cùng con trai là hai lao động chủ lực của gia đình.

Nhà ở nông thôn dù lắm việc, nhưng chẳng ra được mấy tiền, bà Quỳnh và con trai chọn cách rời xa gia đình để gồng gánh nuôi 6 miệng ăn. Lương tháng rửa bát của bà Quỳnh tương đương với cả gia đình làm ruộng 3-4 tháng.

“Chồng thì ở nhà. Còn tôi bắt buộc phải xuống Hà Nội để kiếm đồng ra đồng vào”, bà Quỳnh nói. "Như bọn tôi già rồi. Làm gì có công ty gì lựa chọn cái độ tuổi 60 này nữa".

Đảm nhiệm công đoạn rửa xà phòng, bà Lò Thị Mơ, 58 tuổi, đồng nghiệp và người ở trọ cùng bà Quỳnh, cho biết không nhớ rõ bản thân đã tới Hà Nội từ năm nào. Đối với người phụ nữ đến từ Thanh Hóa, Thủ đô nằm bên ngoài cửa sổ. Tất cả những gì bà biết về thành phố này là quãng đường từ phòng trọ tới chỗ làm việc.

Thợ rửa bát ảnh 2

Dù đau nhức khắp người, nhưng việc rửa bát vẫn đem thu nhập đều đặn cho bà Mơ hơn là làm ruộng.

“Tôi chỉ biết ở đây với Lăng Bác. Vậy thôi”, bà Mơ cười.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc nhận định Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2035, tỷ lệ người cao tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 20% dân số. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%.

Còn theo số liệu của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), ước tính số lượng người yếu thế, dễ bị tổn thương và người có thu nhập thấp ở nước ta hiện chiếm hơn 25% dân số. Trong đó, có khoảng 12 triệu người cao tuổi.

Hiện tại, chỉ một bộ phận người cao tuổi Việt Nam được hưởng chính sách an sinh xã hội, trong đó có khoảng 39% người cao tuổi được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội; 61% còn lại sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính mình.

Không có chế độ hưu trí, cũng có nghĩa là làm tới lúc nào còn sức, hoặc hiện thực hơn - tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Ông Nguyễn Xuân Đăng, 68 tuổi, cho biết bản thân là đàn ông, có sức khỏe nên được giao việc cạo vỉ nướng bằng vòi nước áp suất.

Thợ rửa bát ảnh 3

Mỗi ngày, ông Đăng phải đánh hàng trăm chiếc vỉ nướng để phục vụ nhà hàng.

Đeo hai lớp găng tay, mặc chiếc quần nilon loại 5 nghìn đồng, ông Đăng bộc bạch dù công việc có nặng nhọc so với độ tuổi, nhưng thu nhập từ 6 triệu – 6 triệu rưỡi giúp ông và các đồng nghiệp đủ trang trải và tích cóp gửi về nhà.

Đối với những "thợ rửa bát", việc được lao động và kiếm thêm thu nhập giúp họ cảm thấy tự tin ở bản thân hơn.

"Các chú giúp đỡ các bác già này nhé" - bà Quỳnh nói khi nghỉ tay.

"Các bác cần giúp gì ạ?" - chúng tôi hỏi.

"Không biết" - bà Mơ cười. "Khó khăn quá. Nhưng chả biết cần giúp gì".

“Chúng tôi vẫn làm nhiệt tình, trách nhiệm”, ông Đăng nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.