Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Thành phố là cái nôi tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, di sản văn hóa. Tuy ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế nhưng Hà Nội vẫn luôn đẹp cổ kính và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đã có dịp thong dong thăm quan những di tích, di sản nằm yên bình giữa lòng thành phố.

________________________

Vừa tu bổ, tôn tạo, vừa nỗ lực xây dựng các khu di tích văn minh đang được ngành văn hóa Hà Nội cũng như các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố tích cực triển khai.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 1

Đình Hoa Lộc Thị, số 90A Hàng Đào - ngôi đình thờ tổ nghề nhuộm vải có tới sáu hộ dân với 13 nhân khẩu sinh sống ở toàn bộ tầng một. Tầng hai của ngôi đình mới là nơi thờ tự với một gian thờ vô cùng khiêm tốn. Chạy xe qua mặt tiền di tích ở ngay phố Hàng Đào, rất nhiều người không nhận ra sự hiện diện của ngôi đình trong lòng khu phố cổ.

Đền Bà Móc nằm ở số 27 Nguyễn Thiệp (phường Đồng Xuân) cũng nằm trong tình trạng tương tự, đền là mái nhà chung của 16 hộ dân đang sinh sống với 67 nhân khẩu. Đình Đông Môn, số 8 Hàng Cân (phường Hàng Đào) cũng có 6 hộ dân sinh sống với 16 nhân khẩu. Đình Phủ Từ, số 19 Hàng Lược (phường Hàng Mã) hiện cũng có 11 hộ dân sinh sống với 47 nhân khẩu. Cá biệt có hơn 160 nhân khẩu đang cùng sinh sống trong đình Trương Thị, ở địa chỉ số 48-50-52 Hàng Bạc...

Theo thống kê, khu phố cổ Hà Nội có tới 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác, trong đó có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia; với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am… Tuy nhiên, tình trạng di tích trong khu phố cổ bị xâm phạm diễn ra phổ biến, đặc biệt là tình trạng các hộ dân ở lẫn trong khuôn viên di tích.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 2

Đình Đông Thành.

Các giá trị vốn quý của di sản nằm trong khu phố cổ đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị, để phố cổ trở thành điểm đến hấp dẫn của bạn bè trong nước và quốc tế.

Theo ông Đặng Đình Bằng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, chỉ riêng các di tích có yếu tố thờ cúng trên địa bàn khu Phố cổ hiện có 30 di tích với 152 hộ dân (khoảng 530 nhân khẩu) sinh sống; 40 di tích khác không còn yếu tố thờ cúng với 209 hộ dân (khoảng 704 nhân khẩu) sinh sống. Hầu hết các di tích đều bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích rất nhiều so với trước kia và nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh.

Trước thực trạng đó, quận Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực thực hiện Đề án “Tập trung bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác quốc tế” suốt nhiều năm qua, với mong muốn hoàn trả lại không gian cảnh quan, kiến trúc cho di tích.

Thông qua đề án, đình Kim Ngân - từ chỗ có tới 25 hộ gia đình sinh sống - đã được giải tỏa mặt bằng, di dời hộ dân, để trở thành một điểm hẹn lý tưởng diễn ra nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc của Thủ đô, cũng là một điểm đến được đưa vào khai thác trong nhiều tour du lịch phố cổ Hà Nội.

Nối tiếp thành công đó, đình Đông Thành, nằm yên bình ở phố Hàng Vải trước kia là nơi ở của 13 hộ dân với 52 nhân khẩu, đồng thời là trụ sở của một đội quản lý thị trường giờ đã được trả lại không gian kiến trúc.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 3

Chùa Kim Cổ.

Rất nhiều di tích khác như: đền Quan Đế ở phố Hàng Buồm; quán chùa Huyền Thiên phố Hàng Khoai; chùa Vĩnh Trù phố Hàng Lược; chùa Kim Cổ phố Đường Thành… đã di dời hàng chục gia đình ra khỏi khuôn viên di tích, sau đó được tu bổ, chỉnh trang tạo diện mạo khang trang, hấp dẫn du khách.

Đại diện quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đang thực hiện tu bổ, tôn tạo lại đình Hà Vỹ ở phố Hàng Hòm, dự kiến khánh thành vào tháng 4/2023. Nơi đây cũng từng là nơi ở của 4 hộ dân và cổng ra vào bị sử dụng làm nơi bán hàng. Nhưng với nỗ lực của chính quyền quận Hoàn Kiếm, việc di dời hộ dân cũng hoàn thành và đình đang được tiến hành tu bổ. Đình Trung Yên, ngõ Trung Yên có 3 hộ dân sinh sống và đến nay quận cũng đã giải phóng xong mặt bằng, chuẩn bị tiến hành trùng tu, tu bổ di tích.

Trên vùng đất mà người dân chấp nhận cảnh sinh sống với mật độ 2m2/người, thậm chí có gia đình 4-5 người sống trên diện tích 12-16m2, thì việc dành cả trăm mét vuông nhà đất để bảo tồn di tích là chuyện không đơn giản. Và việc giải phóng mặt bằng vốn không bao giờ dễ dàng. Với số lượng di tích lớn, việc trả lại khuôn viên kiến trúc cho tất cả di tích ở Hoàn Kiếm là điều không thể nhanh chóng một sớm một chiều. Nhưng với nỗ lực của quận Hoàn Kiếm, các giá trị vốn quý của di sản nằm trong khu phố cổ đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị, để phố cổ trở thành điểm đến hấp dẫn của bạn bè trong nước và quốc tế.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 4
Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 5

Lễ hội Đình Chèm.

Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm nằm ở phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm nằm ngay cạnh sông Hồng, từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương và Ban khánh tiết đình đã triển khai quy tắc ứng xử nơi công cộng tại di tích đình Chèm, nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong các di tích cho khách.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban khánh tiết Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong di tích vừa góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích, người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di sản. Ông Thìn chỉ tay, bảng quy tắc ứng xử được treo ở khu vực ra vào để khách dễ thấy, dễ đọc. Nhìn chung, mọi người đều nghiêm túc chấp hành những khuyến cáo của Ban khánh tiết đình.

Chưa dừng lại ở đó, trong năm 2022, quận Bắc Từ Liêm còn tiếp tục phát động thực hiện mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” đến toàn bộ các di tích trên địa bàn quận. Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương khẳng định: Việc tổ chức phát động điểm mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” nhằm tiếp tục được nhân rộng đến các phường trên địa bàn quận và là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng hình ảnh di tích lịch sử, điểm đến an toàn, hấp dẫn. Đồng thời, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội nói chung, của quận Bắc Từ Liêm nói riêng. Đây là một trong bốn mô hình thực hiện quy tắc ứng xử được triển khai trên địa bàn quận.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 6

Đình Trung Yên.

Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong di tích vừa góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích, người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di sản.

- Ông Nguyễn Mạnh Thìn -

Ngoài các di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, nhiều di tích khác tại Hà Nội cũng đồng loạt triển khai. Đến bất cứ đình chùa nào hiện nay, như chùa Tảo Sách, Vạn Niên, Thiên Niên, Kim Liên (quận Tây Hồ), đền Quán Thánh, chùa Hòe Nhai, chùa Một Cột (quận Ba Đình), chùa Hà, chùa Thánh Chúa, đình Bái Ân (quận Cầu Giấy)… du khách đều dễ dàng nhận thấy cảnh quan di tích tôn nghiêm, sạch đẹp. Tất cả các di tích đều có nội quy, quy định dành cho khách đến tham quan, chiêm bái, treo ở nơi dễ nhìn, dễ thấy giúp du khách thực hiện tốt. Một số tình trạng xấu như hái hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi, nói to... ảnh hưởng đến không gian di tích đã dần vắng bóng. Tình trạng đốt vàng mã cũng hạn chế triệt để ở nhiều đền, chùa trên địa bàn Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho rằng, sự chuyển biến này không tự nhiên có, mà nó là cả quá trình tuyên truyền, vận động của ngành văn hóa, các địa phương cũng như những người quản lý di tích. Điều đó cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản cho bền vững với thời gian.

Hà Nội là một trong những địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích và là nơi đi đầu cả nước trong việc dành nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh việc quan tâm đến cảnh quan di tích, việc hình thành nếp văn hóa ứng xử văn minh sẽ góp phần tạo thêm môi trường văn hóa giàu bản sắc cho di tích trên địa bàn thành phố.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 5: Tô đậm 'hồn' Thăng Long xưa trong Hà Nội nay ảnh 7

Đình Chèm.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?