Tiếng nói cho người yếu thế

(Ngày Nay) - Những người yếu thế cần tiếng nói trong xã hội nhưng thiếu phương tiện truyền tải.  Truyền thông và nghề nghiệp của những người làm báo chân chính là phải giúp người yếu thế khuếch đại tiếng nói ấy.
Tiếng nói cho người yếu thế

1.     Năm 1902, London  (Anh) là một trung tâm tài chính của thế giới, nhưng thủ đô “xứ sở sương mù” vẫn có tới 500.000 người nghèo, sống vất vưởng, phải trông chờ vào những bữa ăn cứu tế, những nhà ở tạm cho người vô gia cư và những trại tế bần. Khi đó, nhà báo Mỹ Jack London – sau này trở thành tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Gót sắt”, “Nanh trắng”, “Tình yêu cuộc sống”…- đã cải trang làm một người thủy thủ sống lang bạt, dành 86 ngày sống vô gia cư trên đường phố Lodon để có thể ghi lại một cách trung thực nhất những mảnh đời vật lộn trong nghèo túng, cơ cực ở nơi đây.

Đây được coi là một trong những ghi chép đầu tiên về cuộc sống của những người dân nghèo thành thị. Sau khi thu thập được nhiều tư liệu và hình ảnh sống động, Jack London đã viết cuốn “The People of the Abyss” (Những người ở vực thẳm - 1903) kể lại chi tiết cuộc sống của người nghèo ở khu East End, London - những người phải sống trong các trại tế bần hoặc ngủ vạ vật trên đường phố.

Tiếng nói cho người yếu thế ảnh 1

David Tuller – nhà báo Mỹ chuyên viết về đề tài người yếu thế trên tờ The New York Times – cho rằng một nhà báo cần dành nhiều thời gian hơn để đến với các nhóm người yếu thế. Theo cách hiểu rộng, nhóm người yếu thế trong xã hội bao gồm người nghèo, người dân tộc thiểu số, người nhập cư,  ăn xin, vô gia cư…, trong đó chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và cả cộng đồng LGBT (người đồng tính, chuyển giới).

Họ thường là những người bị gạt ra “bên lề” sự thay đổi kĩ thuật công nghệ, sống tạm bợ, không có việc làm ổn định, không được bảo hiểm xã hội đúng mức, bị loại trừ khỏi kiến thức, khỏi ngưỡng cửa thông tin và các yếu tố khác của xã hội hiện đại. Như vậy có thể nói, nhóm yếu thế (hay nhóm thiệt thòi) là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự. Họ gặp phải hàng loạt thách thức ngăn cản khả năng hòa nhập vào đời sống cộng đồng.

Theo David Tuller, nhà báo cần thấu hiểu, cảm thông với những người “bên lề” xã hội này bằng cách đặt chính bản thân vào tình cảnh của họ, như Jack Lodon từng làm. Các phóng viên cần thận trọng khi sử dụng ngôn ngữ để nói về những nhóm người yếu thế của xã hội.

Phóng viên, cũng như nhiều người khác trong xã hội, thường có rất ít mối liên hệ với thành viên của các nhóm yếu thế. Bởi vậy, phóng viên có thể vô tình lăng mạ hoặc tấn công người yếu thế qua cách họ viết hoặc đề cập tới những vấn đề của người yếu thế. Họ có thể không hiểu rằng mình đang thành kiến về người yếu thế.Để tránh tình trạng này, phóng viên cần gợi hỏi những người yếu thế xem họ muốn được xã hội gọi như thế nào; những định kiến và sự phân biệt đối xử mà họ từng phải trải qua; những thông tin sai lệch về họ là gì?….

2.  Truyền thông và các nhà báo không chỉ giúp các nhóm người yếu thế bày tỏ tiếng nói trước xã hội mà còn giúp thay đổi chính sách đối với đối tượng này. Khởi nguồn từ năm 1917, Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và nghệ thuật. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới. Trong suốt lịch sử100 năm qua, Pulitzer đã được trao cho nhiều nhà báo dấn thân vào đề tài liên quan người yếu thế.

Năm 2015, các phóng viên các phóng viên Doug Pardue, Glenn Smith, Jennifer Berry Hawes và Natalie Caula Hauff của tờ The Post & Courier đoạt giải Pulitzer “Phục vụ cộng đồng” với loạt phóng sự có tựa đề “Đến chết mới chia lìa”. Loạt phóng sự này đã cất lên tiếng nói oan ức của hơn 300 phụ nữ - những người yếu thế ở bang Nam Carolina (Mỹ) bị bạo hành, bị giết. Nó phơi bày những thiệt thòi, bất bình đẳng mà phụ nữ ở đây phải gánh chịu như: chỉ được xếp hàng thứ yếu  trong gia đình; bị coi là “vật sở hữu” của đàn ông; số phụ nữ trong chính phủ đếm trên đầu ngón tay…

Điều quan trọng là loạt phóng sự đã góp phần phản biện, đấu tranh để thay đổi chính sách bảo vệ nữ giới ở bang Nam Carolina.

Tương tự, năm 2017, giải Pulitzer tiếp tục vinh danh những tác phẩm cất lên tiếng nói của người yếu thế. Năm nay, giải “Phục vụ cộng đồng” - giải thưởng được đánh giá cao nhất, đã thuộc về loạt bài bảo vệ người da màu của tờ New York Daily News và ProPublica.

Tiếng nói cho người yếu thế ảnh 2

Đây là lần đầu tiên sau hơn 80 năm, giải thưởng danh giá nhất được trao cho bài báo viết về dịch vụ công ở New York. Để hoàn tất loạt bài điều tra này, nhóm phóng viên đã nghiên cứu hơn 1.100 vụ cưỡng chế những người dân thiểu số, hầu hết là nghèo khổ, phải ra khỏi nhà với lý do họ gây tiếng ồn. Và các phóng viên phát hiện Sở Cảnh sát TP New York gần như chỉ áp dụng cưỡng chế với những hộ gia đình và những cửa hàng ở các khu vực người da màu sinh sống. Loạt bài này đã buộc TP New York phải xem xét lại luật và thông qua các cuộc cải cách sâu rộng.

3.  Tuy nhiên, có một thực tế là ở cả những nước đang phát triển và đã phát triển, truyền thông nhiều khi chưa phản ánh được hết sự đa dạng của xã hội, trong đó có cuộc sống và tiếng nói của các nhóm người yếu thế.

Năm 1999, các cuộc tuần hành chống toàn cầu hóa tại cuộc họp định kỳ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Seatlle (Mỹ) là một trong những sự kiện toàn cầu đầu tiên được ghi lại bởi các “nhà báo công dân” (citizen journalists).

Những thước phim tuy ngắn nhưng đã cất lên tiếng nói của khoảng 40.000 người tuần hành về lý do họ có mặt bên ngoài phòng họp WTO và không chịu rời đi bất chấp sự trấn áp của cảnh sát. Họ phản đối việc thống nhất trật tự kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, vì họ cho rằng điều này sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới, đẩy những cộng đồng thiệt thòi và các nhóm thiểu số ra xa. Sự xuất hiện của “nhà báo công dân” như một phản ứng trước sự thật là truyền thông chính thống lúc đó chỉ tập trung nói về tính bạo lực của những người tuần hành nghèo khổ, hơn là truyền tải thông điệp mà họ muốn đưa ra.

Ở Anh, các tòa soạn thường tuyển dụng nhiều phóng viên da trắng thuộc tầng lớp trung lưu, tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá. Họ có một thế giới quan riêng và bởi vậy thường phản ánh một cách vô thức các giá trị và niềm tin của bản thân. Cùng với việc thiếu  hiểu biết về các nhóm người khác nhau trong xã hội, một số phóng viên trung lưu dễ sa vào những câu chuyện rập khuôn không đúng về người yếu thế. Hậu quả là nó phá hủy sự liên kết xã hội, thay vì đưa mọi người xích lại gần nhau.

Tương tự ở Mỹ, số liệu khảo sát năm 2015 của trường Báo chí và Truyền thông đại chúng thuộc Đại học Quốc tế Floria cho thấy trong số 32.900 nhân viên các tòa soạn báo khắp nước Mỹ, chỉ có khoảng 4.200 người (chiếm 12,76%) thuộc về nhóm thiểu số trong xã hội.

Phần lớn nhà báo Mỹ là đàn ông da trắng nên có những bài viết không phản ánh chính xác sự đa dạng của xã hội Mỹ, hoặc không đủ cất lên tiếng nói mạnh mẽ của nhóm người yếu thế. Tại Ấn Độ, chỉ khoảng 2% tin tức hàng ngày có liên quan tới các vấn đề nông thôn. Ở một đất nước mà 70% người dân nghèo đói sống ở nông thôn, việc thiếu tiếng nói của họ trên các kênh ti vi, phát thanh, báo điện tử thực sự là điều đáng suy nghĩ. Tình hình càng khó cải thiện hơn khi nhiều tòa soạn buộc phải cắt giảm số lượng phóng viên thường trú ở địa phương để giảm chi phí vận hành.

4.     Khắp thế giới, nhiều nỗ lực đang được thực hiện để  gia tăng hiệu quả truyền thông cho người yếu thế. Tại Anh, tờ The Guardian và Obsever – hai tờ báo có lượng độc giả trực tuyến cao thứ hai thế giới, chỉ sau tờ The New York Times – đặc biệt quan tâm vấn đề làm “cầu nối” giữa những người yếu thế với xã hội.

Cách đây hơn 7 năm, hai tờ báo đã thực hiện 3 chương trình kết nối nhau: chương trình đại sứ đa dạng, các cuộc hội thảo truyền thông về nhóm thiểu số; các buổi trao đổi giữa phóng viên về đề tài người thiểu số. Mục đích của các chương trình này là nhằm nâng cao hiểu biết của người viết về các nhóm người yếu thế, thiểu số trong xã hội; giúp biên tập viên nhận thức rõ hơn về các vấn đề liên quan người thiểu số; tăng cường các bài viết, tin tức có nguồn từ cộng đồng người thiểu số, người yếu thế; tạo ra các mối liên hệ trực tiếp, hai chiều với cộng đồng những người yếm thế, giúp người yếu thế kể những câu chuyện hấp dẫn hơn trên báo chí chính thống...

Yasir Mirza – người điều hành chương trình tin tức công dân toàn cầu dành cho người yếu thế của tờ The Guardian – nói: “Chúng tôi muốn những người yếu thế cảm thấy thân thiết với tờ báo. Chúng tôi muốn báo viết và báo mạng của mình phản ảnh nhiều khía cạnh chứ không rập khuôn về cuộc sống của người yếu thế”. 

The Guardian còn thiết lập trang GuardianWitness Stories (Những câu chuyện của nhân chứng) để giúp độc giả, trong đó có nhiều người yếu thế, gửi video, ảnh, tin tức, phóng sự báo chí. Tại Brazil, The Guardian thực hiện chương trình đào tạo phóng viên công dân nhằm trang bị cho cộng đồng người yếu thế kỹ năng làm báo, cho phép họ phản ánh những câu chuyện mà họ cảm thấy báo chí chính thống đang bỏ qua.

Ở khu vực Đông Nam Á, từ năm 2013, Harry Surjadi , một chuyên gia về truyền thông môi trường tại Indonesia – bắt đầu phát triển mô hình “nhà báo công dân –điện thoại” lớn nhất “xứ vạn đảo”. Trong vòng 18 tháng, cựu phóng viên báo Kompas bắt tay với kênh truyền hình RuaiTV ở Pontianak – thủ phủ tỉnh Tây Kalimantan – để tạo ra RuaiSMS, dịch vụ tin tức “nhà báo công dân” phi lợi nhuận dành cho dân địa phương. Anh đã đào tạo khoảng 200 người yếu thế, chủ yếu là nông dân, trên đảo Kalimantan cách gửi các tin tức tới biên tập viên truyền hình RuaiTV thông qua RuaiSMS. Qua đó, những người yếu thế có thể lên tiếng hối thúc chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề dân sinh xã hội như sửa đường, xây trường học…

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.