Tin mới nhất ngày 18/3/2015: 56 nạn nhân máy bay QZ8501 vĩnh viễn nằm lại nơi biển lạnh
Theo ông Mardjono Siswosuwarno, Trưởng ban điều tra của Ủy ban Điều tra An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC), thì “Chiếc máy bay đã bay trong giới hạn tải trọng và cân bằng của máy bay. Phi hành đoàn đều có giấy phép hành nghề và chứng nhận sức khỏe”.
Ông Mardjono Siswosuwarno nói thêm: “Hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay có thể lưu trữ được 12.000 thông số khác nhau. Tuy nhiên, để tìm hiểu về những gì đã xảy ra trong thời điểm máy bay gặp nạn, chúng tôi chỉ cần 34 thông số. Qua đó, chúng tôi có thể có được hình ảnh rõ ràng về vụ tai nạn”.
Phân tích hộp đen AirAsia QZ8501 đã bước đầu cho những hình ảnh về vụ tại nạn máy bay AirAsia QZ8501 |
Chiếc máy bay AirAsia QZ8501 đã tăng độ cao hơn 1.524 m trong chưa đầy 30 giây, vọt lên khỏi độ cao cho phép của chuyến bay, Ertata Lananggalih, một điều tra viên thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, cho biết.
Từ độ cao bay cho phép là 9.753 m, chiếc Airbus xấu số đã vọt lên độ cao khoảng 11.400 m do phi công cố tránh bão, ông Lananggalih nói. Chiếc máy bay sau đó dần dần rơi xuống trong 3 phút trước khi mất tích khỏi màn hình radar, ông này cho hay.
“Cơ phó, với kinh nghiệm từng có 2.247 giờ bay, lúc đó được cho là người cầm lái và liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. Trong khi cơ trưởng, người có 20.537 giờ bay, là người giám sát tình hình” Mardjono Siswosuwarno nói.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/1, Bloomberg dẫn lời từ 2 nguồn tin thân cận với đội điều tra, cho biết phi công chuyến bay QZ8501 đã ngắt nguồn một hệ thống máy tính quan trọng có chức năng ngăn máy bay bị mất lái trước khi chiếc Airbus rơi xuống biển Java ngày 28/1. Hành động này có thể đã dẫn đến thảm kịch khi chiếc Airbus A320 chở theo 162 người đột ngột tăng độ cao, rồi bắt đầu rơi trong lúc những lời cảnh báo vang lên dồn dập trong buồng lái.
Phi công chuyến bay QZ8501 đã cố giải quyết các tín hiệu báo động liên quan đến hệ thống tăng độ cao máy bay, vốn có chức năng kiểm soát bộ phận cánh đuôi đứng và tự động ngăn không cho máy bay bay quá chậm.
Người phi công sau đó đã quyết định ngắt nguồn điện của toàn bộ hệ thống nói trên, vốn bao gồm 2 bộ máy tính riêng lẻ có chức năng chạy dự phòng cho nhau.
Ông Tatang Kurniadi cho biết bản báo cáo trình Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế sẽ hoàn thành sau 7 tháng nữa |
Thông tin kể trên cho thấy cách thức hệ thống tự động bảo vệ chuyến bay bị vô hiệu hóa dễ dàng như thế nào; tuy nhiên, nó không vẫn chưa làm sáng tỏ được câu hỏi vì sao phi công lại lái máy bay lên một độ cao quá dốc, nguồn tin cho hay.
Bình luận về việc này, ông John Cox, một cựu phi công máy bay Airbus A320 hiện đang làm cố vấn an toàn hàng không, cho biết tập đoàn sản xuất máy bay Airbus thường khuyến nghị các phi công đừng nên ngắt điện hệ thống vì các thiết bị điện tử trên mẫu máy bay hiện đại này thường được kết nối với nhau và tắt đi một thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến những cái khác.
Trước đó, Tatang Kurniadi, người đứng đầu NTSC, nói rằng Indonesia đã trình báo cáo sơ bộ về vụ rơi máy bay đến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) hôm 28/1 theo yêu cầu của quy định hàng không toàn cầu.
Ông Tatang cho biết, bản báo cáo này không có phân tích nào mà chỉ trình bày thông tin thực tế. Bản báo cáo đầy đủ sẽ được hoàn thành trong vòng 6 – 7 tháng nữa.
Có thể bạn quan tâm:
1. IS lại 'im lặng' trước số phận con tin người Jordan
3. Những lần ‘im lặng chết người’ của IS và cái kết thảm khốc của các con tin
4. IS ra ‘tối hậu thư’, cung cấp thời gian, địa điểm trao đổi con tin người Jordan
5. Khủng bố IS bị đánh bay khỏi Kobani sau hơn 3 tháng chiếm đóng