Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Với hơn 332.000 ca mắc COVID-19 trên toàn quốc, nhu cầu sử dụng xe cứu thương tại Ấn Độ là hết sức lớn, điều này đồng nghĩa với việc các tài xế phải hứng chịu vô vàn áp lực về công việc và sức khỏe.
Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 1
Tài xế Mohammad Aamir Khan mặc đồ bảo hộ trước khi khuân các thi thể bệnh nhân COVID-19 ra khỏi xe cứu thương. Ảnh: Reuters

Từ New Dehli

Cái nóng như thiêu như đốt buộc Mohammad Aamir Khan vùng dậy trong căn phòng nhỏ không có cửa sổ. Anh tranh thủ cầu nguyện trước một bức tranh rồi đi xuống một cầu thang nhỏ hẹp.

“Đã đến lúc phục vụ người chết”, anh lẩm nhẩm.

Trước khi đại dịch bùng phát, Aamir là một trong hàng chục ngàn taxi mưu sinh trên đường phố thủ đô New Delhi.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 2

Aamir xịt nước khử trùng lên người trước khi ra khỏi nhà. Ảnh: Reuters

Nhưng sinh kế duy nhất của Aamir cũng biến mất khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa. Khi làn sóng dịch bệnh quét qua Ấn Độ, có lẽ ngành dịch vụ duy nhất có dịp bùng nổ là lái xe cứu thương tư nhân.

Vào ngày đầu tiên, Aamir vẫn chưa biết rằng mình sẽ chở bệnh nhân mắc COVID-19 cho tới khi anh được phát một bộ đồ bảo hộ liền thân.

Không lâu sau đó, chiếc xe “cứu thương” của Aamir trở thành xe tang. Hiện tại, người tài xế 36 tuổi sẽ đảm nhận công việc vận chuyển các thi thể từ bệnh viện đến đài hỏa táng.

Mỗi lần lên đưa các thi thể lên hay xuống xe, Aamir phải nhờ thân nhân giúp một tay, còn nếu không có ai, một mình anh sẽ phải làm việc này.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 3

Đôi khi không có thân nhân người chết đi cùng, Aamir sẽ đảm nhận nhiệm vụ khuân vác thi thể. Ảnh: Reuters

“Thật lạ lùng khi thay vì chở người sống tôi lại chuyển sang phục vụ người chết”, Aamir chia sẻ cảm nghĩ về ngày đầu đi làm. “Tuy nhiên, theo thời gian, tôi đã quen với việc này”.

Càng làm quen với công việc, Aamir càng phải vật lộn với bộ đồ bảo hộ liền thân dưới cái nóng dữ dội của mùa hè Ấn Độ.

“Chúng tôi sẽ ngất xỉu sau nửa tiếng nếu cứ mặc nguyên bộ đồ này đi làm”, Aamir cho biết. “Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu chỉ khoác một lớp áo choàng mỏng. Thế nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Tôi luôn lo sợ bị nhiễm bệnh”.

Với hơn 323.000 ca nhiễm, nhu cầu sử dụng xe cứu thương tại Ấn Độ trở nên lớn hơn bao giờ hết, dẫn tới tình trạng khan hiếm xe. Hầu hết mọi người phải tìm tới xe tư nhân, nhiều tài xế xe tải đã tranh thủ dịp này để mở dịch vụ chở người tới bệnh viện.

Không giống như ở nhiều quốc gia khác, tài xế xe cứu thương và nhân viên y tế ở Ấn Độ chỉ nhận khoản thù lao thấp, được đào tạo sơ sài, không có bảo hiểm y tế và thời gian làm việc dài, theo ghi nhận của Reuters.

“Chúng tôi phải làm việc 12 giờ một ngày - nhưng không bao giờ là chỉ 12 giờ”, Aamir nói. “Trước đó, đã từng có một hoặc hai thi thể. Nhưng bây giờ nhà xác đã quá tải”.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 4

Dưới cái nóng như thiêu như đốt, Aamir vẫn phải mặc nguyên bộ đồ bảo hộ nhằm bảo vệ tính mạng bản thân. Ảnh: Reuters

Trước khi làm tài xế, Aamir định nối nghiệp cha mình để trở thành một thợ điêu khắc đá, nhưng công việc này không đủ nuôi sống anh. Sau đó, Aamir đổi sang làm tài xế taxi và rồi làm thêm cho các ứng dụng như Uber và Ola.

Trừ đầu trừ đuôi, nghề tài xế giúp Aamir tiết kiệm được 1.000 rupee (hơn 300.000 đồng) một ngày, khoản tiền đủ để anh và vợ trang trải cho học phí của cô con gái 7 tuổi.

Mọi thứ trở nên khó khăn khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, khiến chủ hãng taxi không còn cách nào khác ngoài việc cho Aamir nghỉ việc.

Aamir không dám để lộ chuyện mình làm tài xế chở xác bệnh nhân COVID-19 cho hàng xóm xung quanh.

“Họ vẫn nghĩ tôi thất nghiệp”, Aamir chia sẻ. “Vợ con tôi cũng bị mắc kẹt ở quê nhà do lệnh phong tỏa”.

Công việc hiện tại giúp Aamir nhận được 17.000 rupee mỗi tháng. “Thế này còn tốt hơn là thất nghiệp, nhưng nó vẫn chẳng thấm vào đâu so với những vất vả và rủi ro của công việc này. Nhưng tôi đâu còn lựa chọn nào khác”, anh bộc bạch.

Một ngày của Aamir là vòng lặp tuần tự từ nhà xác bệnh viện, tới nghĩa trang và đài hỏa táng. Xen kẽ là những giờ chờ đợi dưới cái nóng, uống trà và hút thuốc với những người lái xe khác.

Điểm dừng chân đầu tiên của anh thường là Jadeed Qabristan, nơi chôn cất chính của người Hồi giáo ở Delhi.

Vào tháng trước, một bãi đất hoang bên ngoài nghĩa trang đã chứa đầy xác của các bệnh nhân. Người ta phải dùng tới đá vụn hoặc cành cây để đánh dấu mộ người quá cố, nhiều ngôi mộ còn không được đánh dấu tử tế.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 5

Công việc kết thúc cũng là lúc Aamir cởi bộ đồ bảo hộ ra khỏi người. Ảnh: Reuters

Aamir thường lặng lẽ hướng dẫn người thân cách nâng thi thể khi họ được đặt vào quan tài trước khi hạ huyệt.

Vào một buổi chiều muộn sau khi trở về nhà xác từ Jadeed Qabristan, Aamir được tiếp tục một chuyến đi khác đến Nigambodh Ghat, một trong những cơ sở hỏa táng chính cho tín đồ Hindu.

Chiếc xe của anh chỉ chở tối đa 2 thi thể, nhưng những ngày này con số này là 6, Aamir giữ danh tính của những người chết trong một mẩu giấy nhỏ.

Một nửa số lò nướng điện đã bị hỏng, buộc người ta phải chất củi đầy các hố mở để thiêu xác người quá cố. Dưới cái nắng lên tới 47 độ cùng nhiệt tỏa ra từ các hố đốt, không khí tại đây hệt như hỏa ngục.

Gió thổi khói bay nghi ngút khắp nơi, buộc Aamir phải đeo vội cặp kính bảo hộ, anh ngồi trên một chiếc ghế dài, nhìn chằm chằm vào những đống lửa cháy nghi ngút.

Theo một cách nào đó, đó là một ngày tốt lành đối với Aamir: anh không phải tự tay khuân vác các thi thể, điều luôn ám ảnh anh mỗi khi mở mắt. Nhưng tâm trí anh cứ tự hỏi vợ con mình sẽ ra sao nếu có chuyện gì xảy ra với anh. Ai sẽ chăm sóc họ?

Cho tới Mumbai

Có hai điều làm người khác chú ý ở về Izhaar Hussain Shaikh, thứ nhất là sự mệt mỏi khắc sâu trên khuôn mặt của anh. Điều thứ hai đó là chuông điện thoại của anh liên tục kêu.

Tài xế xe cứu thương 30 tuổi này làm việc cho HelpNow, một sáng kiến được sáng lập bởi 3 sinh viên kỹ thuật vào năm 2019, để giúp mở rộng mạng lưới xe cứu thương tại thành phố Mumbai của Ấn Độ. Điểm đặc biệt ở chỗ HelpNow hoàn toàn miễn phí đối với nhân viên công sở, cảnh sát, dược sĩ và người nghèo.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 6

Izhaar Hussain Shaikh đang nhờ đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang. Ảnh: AP

Trong bối cảnh đại dịch đã cướp đi 1.300 sinh mạng cùng tình trạng thiếu thốn xe cấp cứu khiến cho mỗi giây đều đáng trân trọng. Và chính những người như Shaikh - làm việc không biết mệt mỏi, mặc cho những rủi ro về sức khỏe, lại đang giành giật mạng sống của các bệnh nhân từ tay thần chết.

“Gia đình tôi hay hàng xóm, ai cũng sợ lây bệnh từ tôi. Ngay cả tôi cũng không tránh khỏi rùng mình khi nghĩ tới điều đó”, Shaikh trả lời hãng thông tấn AP. “Nhưng tôi liên tục phải trấn an bản thân rằng mình làm việc này để cứu người”.

Mỗi ngày làm việc của Shaikh kéo dài tới 16 tiếng, anh phải lái xe băng qua các con đường nhỏ hẹp của Mumbai để kịp thời có mặt tại nhà bệnh nhân.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 7

Số bệnh nhân COVID-19 bùng phát tại Ấn Độ khiến xe cứu thương trở nên khan hiếm, ngay cả cáng chuyên dụng cho bệnh nhân cũng không có đủ. Ảnh: AP

Không chỉ vậy, nhiều bệnh nhân ở Mumbai lại sống ở những tòa nhà cao tầng nhưng không hề có thang máy, buộc Shaikh cùng 2 đồng nghiệp khác phải khiêng cáng bằng tay không xuống cầu thang bộ.

 “Nhưng thử thách thực sự chỉ bắt đầu khi chúng tôi đến bệnh viện”, người tài xế 30 tuổi cho biết.

Đôi khi Shaikh phải đợi đến 5 tiếng bên ngoài bệnh viện để có giường cho bệnh nhân. Có lần, anh còn bị các bác sĩ mắng do chở bệnh nhân tới mà không báo trước với bệnh viện.

Không ít lần Shaikh cùng bệnh nhân phải rong ruổi khắp các bệnh viện để tìm một nơi chịu tiếp nhận họ.

“Không phải bệnh nhân nào cũng trụ được cho tới khi nhập viện”, Shaikh nói. “Cảm giác vừa chở một bệnh nhân đi cấp cứu và chỉ vài giờ sau đưa họ đi hỏa táng rất khó diễn tả thành lời”.

Nhưng công việc của Shaikh không phải một chuỗi ngày căng thẳng và u ám.

Chỉ vài tuần trước, anh đã chở một bà cụ 80 tuổi bị nhiễm COVID-19 đến bệnh viện. Khi người này bình phục, chính Shaikh đã chở bà cụ về nhà.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 8

Tài xế Shaikh tháo khẩu trang để hít thở trong khi chờ bệnh viện chịu tiếp nhận một người bệnh. Ảnh: AP

Ngày hôm đó khi chở về nhà, Shaikh được chào đón bởi chính người thân và hàng xóm của mình.

Mỗi lần nhận được điện thoại, người tài xế nhanh chóng ghi lại địa chỉ và các thông tin thiết yếu. Ngay sau đó Shaikh cùng đồng nghiệp mặc vội bộ đồ bảo hộ rồi chèo lên chiếc xe cứu thương, tất cả đều sẵn sàng để đi đón bệnh nhân.

“Tôi chắc chắn sẽ tới kịp giờ”, Shaikh tự tin nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.