Tràng An Cổ - Những bậc thang 'giẫm' hỏng di sản thế giới

(Ngày Nay) - Một con đường bê tông uốn lượn 2.000 bậc, dài 1km nối từ chân núi lên đỉnh núi Cái Hạ (còn có tên núi Huyền Vũ) được Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An ngang nhiên xây dựng trong khu vực vùng lõi quần thể Di sản thế giới Tràng An, Hoa Lư, Ninh Bình. Công trình đồ sộ này xây dựng “chui”, ngay từ đầu đã không được cấp phép nhưng thực hiện ròng rã thời gian dài không bị ngăn chặn khiến dư luận bức xúc.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Ồn ào nơi “tiên cảnh”

Với kì công khoan núi, cột bê tông, xây bậc thang, ông Nguyễn Văn Son - Giám đốc công ty CP Du lịch Tràng An tự ý đầu tư mở điểm du lịch và đặt tên là “Tràng An Cổ” giữa vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An, nơi từng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2014. Hành trình khám phá di tích “Tràng An Cổ”, chinh phục đỉnh núi Cái Hạ được mệnh danh là hành trình theo dấu chân xưa của vua Đinh.

Điều đáng nói, công trình này đã được xây dựng trước đó cả năm nhưng vẫn không bị phát hiện. Chỉ đến khi nó bắt đầu hoạt động và đón cả nghìn lượt khách tham quan dịp Tết Mậu Tuất 2018, trở thành điểm hẹn lý tưởng “cứu nguy” cho quần thể du lịch Tràng An bị “quá tải” vì đón lượng khách đông nghịt từ 300.000 khách (năm 2014) lên 3,6 triệu lượt khách (năm 2018), sai phạm nghiêm trọng của công trình đường bê tông cheo leo vách núi mới bị “tuýt còi”.

Tràng An Cổ - Những bậc thang 'giẫm' hỏng di sản thế giới ảnh 1Toàn cảnh con đường chinh phục đỉnh núi ở "Tràng An cổ" (Ảnh: Internet)

Khi Cục Di sản văn hóa và Thanh tra Bộ VHTTDL có ý kiến chỉ đạo, ông Bùi Thành Đông - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình mới có báo cáo gửi Bộ VHTT&DL. Sở VHTTDL Ninh Bình khẳng định trong báo cáo gửi Bộ VHTTDL về việc đề nghị hướng xử lý, giải quyết trường hợp của Công ty CP du lịch Tràng An đã cố tình xây dựng một công trình “khủng” trái phép “đâm xuyên vùng lõi” quần thể danh thắng Tràng An tại núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình từ tháng 8/2017.  

Cụ thể, báo cáo này nêu rõ, kết quả kiểm tra của Sở VHTTDL Ninh Bình ngày 5/3/2018 đã xác định ông Nguyễn Văn Son – Giám đốc Công ty CP du lịch Tràng An tự ý xây dựng trái phép đường lên núi Cái Hạ khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tự ý mở bến giao thông đường thủy nội địa trái phép hoạt động kinh doanh du lịch; in phát hành đĩa CVD tuyên truyền điểm du lịch không đúng quy định...

Sở VHTTDL Ninh Bình cũng cho biết, trong quá trình xây dựng Sở đã nhiều lần phối hợp kiểm tra lập biên bản yêu cầu dừng lại, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Son vẫn cố tình không chấp hành và tiếp tục xây dựng trái phép. Việc làm trên của ông Nguyễn Văn Son là vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Quy hoạch chung xây dựng quần thể danh thắng Tràng An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 và các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Sau động thái của Sở VHTT&DL và các cơ quan truyền thông, ngày 15/3, Nguyễn Văn Son mới rào chắn lại lối đi lên đỉnh núi và đặt biển tạm dừng đón khách.

Trước tình hình trên, Sở VHTTDL Ninh Bình cũng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo UBND huyện Hoa Lư xử lý vi phạm về trật tự xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của Công ty CP du lịch Tràng An ở núi Cái Hạ.

Phạt lỗi như… xua ruồi

GS Sử học Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc Hội tình Đồng Nai bày tỏ quan điểm, đây là một sai phạm đáng tiếc. Đáng tiếc ở chỗ sự việc xảy ra quá lâu, không có sự giám sát, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về điều này.

Nói về việc xử lý vi phạm, ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh, rõ ràng gần đây sự giám sát của xã hội đã được đề cao. Đây là một cách để việc xử lý vi phạm được nghiêm minh và được thực thi. “Tôi cho rằng để xảy ra vụ việc sai phạm như thế này doanh nghiệp cũng rất khó khăn, rõ ràng nếu chúng ta giám sát tốt thì điều này đã không xảy ra. Vụ việc này điển hình cho câu chuyện giám sát quá ẩu” – ông Dương Trung Quốc nói.

Cũng theo ông Quốc, lỗi chính ở đây là lỗi của của cơ quan quản lý, giám sát địa phương. “Bài học lớn nhất là phải giám sát ngay từ đầu, lỗ hổng lớn trong quản lý, còn doanh nghiệp vì lợi ích mà bỏ qua nhiều nguyên tắc, đã làm phải trả giá về tài chính và tên tuổi” – ông Dương Trung Quốc nói thêm.

GS Dương Trung Quốc cũng là người từng nhiều lần thẳng thắn đề cập quan điểm phải chấm dứt ngay cái gọi là “phạt cho tồn tại”. “Phạt cho tồn tại tiền bỏ vào ngân sách chẳng bao nhiêu, nhưng bỏ túi thì rất nhiều. Điển hình như vi phạm ở Tràng An, dù đã được cơ quan quản lý phát hiện, xử phạt nhưng xử phạt xong DN lại tiếp tục làm. Thành thử phạt cả dăm bảy lần mà công trình vẫn xây dựng hoàn thành đồ sộ và kiên cố”.

Cũng theo ông Dương Trung Quốc, thực tế, không phải đơn vị quản lý, đơn vị xây dựng hay chính quyền địa phương không hiểu các quy định của Luật đối với việc bảo vệ di sản. Các cá nhân, đơn vị này cố tình làm ngơ trước quy định của pháp luật, cố tình xây dựng, sau có bị kiểm tra nhắc nhở thì xử phạt và cho tồn tại. Điển hình có thể kể tới như công trình Hương nghiêm Pháp đường ở chùa Hương được ví như “nhà khách 5 sao” mọc lên giữa di sản, kiến trúc lai căng. Tuy vi phạm này cũng bị lên tiếng, nhưng đã xây rồi thì… khó có thể phá. Một trường hợp khác là vi phạm ở chùa Khúc Thủy (huyện Thanh Oai) - công trình xây dựng vi phạm đã 7 năm, nhưng mọi yêu cầu di dời, chỉnh sửa vẫn còn nguyên như vi phạm ban đầu.

Còn theo PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia,  những vi phạm ở Ninh Bình là khó chấp nhận, bởi lẽ, để công trình xây xuyên lõi khu di sản Tràng An (Ninh Bình) là vi phạm Luật Di sản, Luật Xây dựng lẫn công ước quốc tế. Khi Tràng An được đưa vào danh sách di sản quốc gia, thì không chỉ địa phương mà cả nước phải có trách nhiệm giữ gìn, quản lý. Từ việc tôn tạo để phát huy giá trị di sản, đến xây mới các công trình đều phải xin phép chính quyền các cấp: Huyện, tỉnh, trình Bộ VHTTDL và Hội đồng Di sản văn hóa xem xét. Công trình không phép đồ sộ ở khu di sản UNESCO là điều khó chấp nhận. Ông Bài cho biết đầu tháng 7/2018, cuộc họp thường niên của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra, rất có thể vụ việc ở Tràng An sẽ được nhắc đến.

Cũng theo PGS.TS Đặng Văn Bài, thực tế trên thế giới vẫn có những công trình xâm phạm di sản, tuy nhiên, ở nước ngoài họ xử lý rất nghiêm và quyết liệt. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc xử lý không nghiêm, xử phạt như… “xua ruồi”. Vụ núi Sam mới chỉ bị phạt hành 30 triệu đồng, vi phạm ở danh thắng Tràng An cũng chỉ dẫn giải được mức phạt 70 - 80 triệu đồng. Các cơ quan quản lý có yêu cầu đơn vị thi công phải dỡ bở công trình vi phạm, nhưng nhìn lại Việt Nam chưa có tiền lệ. Chính vì vậy, vi phạm vẫn ngang nhiên diễn ra và di sản nhanh chóng bị tàn phá.

Bóc lột thẳng tay các di sản văn hóa và thiên nhiên là “cuộc chơi ăn gian”

Tháng 12/2017 Liên hiệp các Hội UNESCO VN đăng cai tổ chức thành công hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò và trách nhiệm của Du lịch trong sự nghiệp bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên”. Hội nghị đã đón đại biểu của hơn 10 quốc gia, hàng trăm nhà khoa học, quản lý văn hoá và du lịch trong nước, đại diện của một số tập đoàn đầu tư như FLC, Vin Group tham luận với hội nghị. Hội nghị đã đi đến kết luận, với đà phát triển như vũ bão của ngành kinh tế du lich như hiện nay, cả thế giới đang đứng trước nguy cơ lớn chưa từng có: Đó là sự xâm lấn, bóc lột cạn kiệt các tài nguyên văn hoá và thiên nhiên thế giới phục vụ cho các mục tiêu thuần tuý kinh tế và vụ lợi của ngành du lịch và các tập đoàn kinh tế hùng mạnh đang nhảy vào sân chơi du lịch. Các lợi ích kinh tế có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội. Nhưng việc bóc lột thẳng tay các di sản văn hoá và thiên nhiên - nguồn tài nguyên vô giá, không tái sinh của các quốc gia là con đường đầu tư rẻ nhất, là một cuộc chơi ăn gian, ăn sẵn trên các lợi ích quốc gia, lợi ích cả nhiều thế hệ.

Các giá trị văn hoá và tài sản thiên nhiên được hình thành trong hàng triệu năm qua nếu mất đi là mất đi vĩnh viễn. Các nguồn lợi kinh tế tìm kiếm được từ cuộc chơi ăn gian này không thể bù đắp được cho những mất mát. Hội nghị đã cảnh báo việc đưa cáp treo vào Sơn Đoòng, phê phán cáp treo nối đảo ở Hạ Long có thể đe doạ đến việc UNESCO tiếp tục công nhận Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.

Di tích Tràng An là Di sản Hỗn hợp Văn hoá và Thiên nhiên duy nhất ở Việt Nam, cũng là Di sản hiếm hoi trên thế giới đạt danh hiệu này. Bởi vậy, việc các nhà đầu tư bất chấp các quy định của Luật Di sản, bất chấp Công ước Quốc tế Bảo vệ DSVH&TN là một việc làm cần cực lực bị lên án và cần được luật pháp xử lý nghiêm minh, không chỉ nhằm bảo vệ các giá trị của di sản đó mà còn lấy đó làm bài học để chấm dứt các việc làm tương tự sau này. Đồng thời việc làm này cũng là hành động cụ thể để chứng minh với cộng đồng quốc tế, với UNESCO về trách nhiệm mà VN đã cam kết với thế giới khi chúng ta đưa Tràng An trở thành Di sản của toàn nhân loại.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - TTK Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội UNESCO VN

Cần có cơ chế tăng cường quyền lực thực sự cho ban quản lý di sản

UNESCO không can thiệp nội bộ vào quốc gia các thành viên, chỉ đưa ra khuyến nghị trên cơ sở tuân thủ Công ước và cam kết luật quốc tế. Văn phòng UNESCO đã làm việc với chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình, cuối tháng 3 sẽ có kết luận chính thức.

Văn phòng UNESCO tại Hà Nội ghi nhận quyết tâm cao của chính quyền Việt Nam từ TW đến địa phương trong việc nghiêm khắc xử lý sai phạm ở Tràng An. Quyết tâm đó có bằng chứng cụ thể như: Quyết định dừng hoạt động, vào cuộc thanh tra của Bộ VHTT& DL; Ủy ban Quốc gia UNESCO (Bộ Ngoại giao) cũng lập tức thông tin yêu cầu tỉnh Ninh Bình xử lý ngay, họ cũng đang có trao đổi với Ủy ban UNESCO Thế giới về vụ việc này; UBND tỉnh Ninh Bình cũng nhanh chóng tiến hành điều tra và thu thập hồ sơ, chứng cứ... Cơ quan chức năng ngay từ đầu đã không phê duyệt dự án, phía lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nêu rõ quan điểm sẽ xử lý nghiêm, triệt để, không để sự đã rồi…

Chúng tôi ủng hộ, đánh giá cao hướng xử lý của tỉnh và Bộ VHTTDL. Một vấn đề mà Văn phòng UNESCO tại Hà Nội quan tâm là thẩm quyền của Ban quản lý chưa rõ ràng và còn bị hạn chế, khiến họ không thể can thiệp kịp thời vi phạm. Họ có chức năng quản lý nhưng chỉ giám sát, rồi lập biên bản kiến nghị hoặc đề nghị chính quyền xã, huyện, tỉnh xử lý. Nhưng việc đưa kiến nghị từ BQL sang cơ quan chính quyền cấp huyện – chính quyền địa phương trực tiếp quản lý có độ trễ vì thiếu thẩm quyền… Đó là một vấn đề lớn cần đặt ra, cần có cơ chế tăng cường quyền lực thực sự cho ban quản lý, điều này giúp đảm bảo việc giám sát, xử lý kịp thời những vụ việc tương tự như Tràng An, Ninh Bình.

Bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng Ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.