Trật tự mới ở Trung Đông thời hậu Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trật tự mới, do các chủ thể khu vực và các cường quốc bên ngoài như Nga và Trung Quốc dẫn đầu, có thể không phù hợp với mục tiêu của phương Tây, tuy nhiên, nó lại đại diện cho một bối cảnh khác biệt.
Trật tự mới ở Trung Đông thời hậu Mỹ

Theo nhận định của Mark Leonard, Giám đốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu trên trang web của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) ngày 8/6, tháng 5 là một giai đoạn bận rộn đối với các nhà ngoại giao ở Trung Đông. 12 năm sau khi Liên đoàn Arập đình chỉ tư cách thành viên của Syria, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã chính thức được chào đón trở lại.

Khi cuộc chiến kéo dài ở Yemen có dấu hiệu lắng xuống, Iran và Saudi Arabia đang hướng tới sự hòa giải. Trong khi đó, Ai Cập đã làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Phong trào Thánh chiến Hồi giáo ở Palestine, và Saudi Arabia đã nổi lên như một nhân tố chính trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến ở Sudan.

Ông Mark Leonard cho rằng, điều đáng chú ý về những diễn biến gần đây này là sự "vắng mặt" gần như hoàn toàn của phương Tây. Trong khi sự can dự của phương Tây vào Trung Đông đã suy giảm trong những năm qua, thì trước đó Mỹ và các đồng minh châu Âu đã dẫn đầu phần lớn các đột phá ngoại giao trong khu vực kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, bao gồm hòa bình giữa Israel và Jordan, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh và thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Sự can dự của phương Tây cũng bao gồm cuộc xâm lược Iraq năm 2003, can thiệp quân sự vào Libya năm 2011, hỗ trợ quân nổi dậy chống lại chính quyền của Tổng thống Assad ở Syria và tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng (IS) ở Syria và Iraq. Mỹ cũng ủng hộ chiến dịch không kích của Saudi Arabia ở Yemen. Nhưng tất cả những gì còn lại của những nỗ lực này là sự hiện diện của 2.500 lính Mỹ ở Iraq và 900 quân ở Syria.

Việc Mỹ rút khỏi Trung Đông là một phần trong chiến lược được tính toán nhằm chuyển trọng tâm sang sự cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc. Như một cựu quan chức Mỹ cho biết, đây không chỉ đơn giản là sự trở lại vị thế trước ngày 11/9 của Washington; thay vào đó, Mỹ tìm cách quay trở lại cách tiếp cận như trước năm 1990 đối với khu vực, trong đó kết hợp sự hiện diện quân sự tối thiểu với sự phụ thuộc vào các đồng minh khu vực để duy trì hòa bình. Tổng thống Joe Biden đã tự hào về việc chính quyền của ông đang rút khỏi "vũng lầy Trung Đông" vốn bị mắc kẹt từ những người tiền nhiệm như cựu Tổng thống Barack Obama và Donald Trump, khi họ tìm cách "xoay trục" sang châu Á.

Ngược lại, các quốc gia khác đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do phương Tây rút khỏi khu vực. Khi một cuộc giao tranh ngắn bằng tên lửa giữa Israel và Phong trào Thánh chiến Palestines ở Gaza có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn, Ai Cập đã đi đầu trong nỗ lực hòa giải để cuối cùng chấm dứt chiến sự. Tương tự, chính các lực lượng đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, đã tiêu diệt thủ lĩnh của nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng Abu Hussein al-Qurashi vào cuối tháng 4 vừa qua.

Trong khi nhiều người ở phương Tây có thể thất vọng trước những diễn biến đặc biệt trên, chúng ta có thể thấy một trật tự Trung Đông thời hậu Mỹ đang nổi lên. Bất chấp những lo ngại ban đầu rằng việc Mỹ rút quân sẽ khiến khu vực rơi vào hỗn loạn và bất ổn, nhiều người ở Trung Đông hiện coi chính chủ nghĩa can thiệp của phương Tây là nguồn cơn gây bất ổn, với việc phương Tây vội vã rút khỏi Afghanistan là một trường hợp điển hình. Trật tự mới, do các chủ thể khu vực và các cường quốc bên ngoài như Nga và Trung Quốc dẫn đầu, có thể không phù hợp với quan điểm của phương Tây, tuy nhiên, nó lại đại diện cho một bối cảnh khác biệt.

Mặc dù phương Tây có thể đã dự đoán về một kịch bản khác, nhưng không thể phủ nhận rằng Trung Đông đã trở nên ít bạo lực hơn, thể hiện qua việc giảm leo thang xung đột ở Yemen, hòa hoãn giữa Saudi Arabia và Iran (do Trung Quốc làm trung gian). Tương tự như vậy, ý thức trách nhiệm ngày càng tăng giữa các nhà lãnh đạo khu vực trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng như cuộc nội chiến đang manh nha ở Sudan là một bước phát triển tích cực.

Chắc chắn, trật tự mới nổi vẫn còn những thách thức mà các nước Trung Đông phải đối mặt, nhưng khu vực hiện đang tập trung vào hội nhập và phát triển kinh tế, trong khi các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như luôn tập trung vào các vấn đề khác.

Tất nhiên, Trung Đông có thể đang trải qua một giai đoạn giao thoa của thời đại, nhưng có khả năng chúng ta đang chứng kiến ​​một sự xuất hiện của một trật tự đa cực. Như một nhà quan sát người Trung Quốc về Trung Đông nhận định, Bắc Kinh đã coi khu vực này như một "phòng thí nghiệm cho một thế giới hậu Mỹ". Khi Mỹ tiếp tục rút lui, các bên khác can dự vào khu vực đang tự khẳng định mình và các quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc sẽ giành được ảnh hưởng nhất định.

Trong một thế giới đa cực, như các chuyên gia Julien Barnes-Dacey và Hugh Lovatt (Giám đốc và học giả cấp cao của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu) lưu ý, phương Tây hoặc phải đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc định hình các vấn đề toàn cầu hoặc học cách thích ứng với các ưu tiên của những thực thể khác. Lựa chọn thứ hai có thể không phải lúc nào cũng dẫn đến những kết quả mà phương Tây mong muốn, nhưng đó không hẳn là một điều tồi tệ.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.