Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào?

(Ngày Nay) - Không ai có thể phủ nhận tiềm lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc, nhưng quyền lực mềm mới là thứ vũ khí đáng gờm nhất để Bắc Kinh nuôi tham vọng trở thành bá chủ thế giới.
(Ảnh minh hoạ: The New York Times)
(Ảnh minh hoạ: The New York Times)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Yi-Zheng Lian, chuyên gia bình luận của The New York Times)

Đối với một số người, việc chính phủ Mỹ cấm TikTok vì các mối đe doạ về bảo mật thông tin có vẻ hơi viển vông, hoặc mang quá nhiều mục đích chính trị. Nhưng trên thực tế, TikTok không phải là vấn đề duy nhất - nó chỉ là màn khởi đầu cho tham vọng trở thành bá chủ thế giới của Trung Quốc.

“Gã khổng lồ” công nghệ Huawei là ví dụ điển hình khác về một công ty công nghệ đến từ Trung Quốc bị chính phủ Mỹ nghi ngờ và trừng phạt. Ứng dụng Zoom, nền tảng hội họp trực tuyến được thành lập bởi tỷ phú người Mỹ gốc Trung Quốc Eric Yuan, cũng đang bị Mỹ “để mắt” tới. Ngoài ra, các Viện Khổng Tử cũng bị chính quyền Trump coi là một công cụ tuyên truyền của Trung Quốc, cho dù mục đích chính của các viện này chỉ là mở rộng mạng lưới dạy tiếng Trung trên toàn cầu.

Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào? ảnh 1

Một hoạt động tại Viện Khổng Tử đặt tại Trường cao đẳng Cộng đồng Denver, bang Colorado (Mỹ). (Ảnh: Reuters)

Ngoài những cái tên nổi bật trên, vẫn còn rất nhiều công ty nhỏ khác đang hoạt động tại Mỹ. Một cách chậm rãi, những công ty này đang định hình cách người Mỹ làm việc, học tập, vui chơi và dần chiếm giữ các điểm thiết yếu cấu thành xã hội Mỹ.

Đây chắc chắn là không phải là sự ngẫu nhiên. Chủ tịch Tập Cận Bình có một “Giấc mơ Trung Quốc” về sự thống trị toàn cầu. Để biến giấc mơ này thành hiện thực, chiến thuật của ông Tập có 2 điểm chính sau đây.

Quyền lực cứng - vũ khí “cổ điển”

Quyền lực cứng là thứ vũ khí truyền thống mà Trung Quốc đã sử dụng hàng ngàn năm qua. Thông qua việc sử dụng quyền lực cứng để bành trướng, Bắc Kinh sẽ cố gắng xây dựng các căn cứ quân sự và cảng biển trên khắp thế giới. 

Một công ty Trung Quốc hiện đang có hợp đồng thuê 99 năm đối với cảng Darwin ở miền bắc Australia.  Cảng Darwin có vị trí mang nhiều tính chiến lược, bởi nằm bên cạnh cảng là một căn cứ hải quân của Australia, nơi có các tàu chiến của Hải quân Mỹ. 

Trung Quốc cũng đang giành được sự ủng hộ của các quốc đảo phía Nam Thái Bình Dương - khu vực được coi là thuộc tầm ảnh hưởng của Úc. Kiribati, đồng minh lớn nhất của Đài Loan tại khu vực này, đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Không lâu sau đó, quốc đảo Solomon cũng làm việc tương tự. Chính quyền đảo Solomon đang cân nhắc việc cho một công ty Trung Quốc thuê toàn bộ hòn đảo. Trong khi đó, theo Reuters, Solomon cũng đang tìm kiếm một khoản vay trị giá 100 tỉ USD từ Trung Quốc - gấp 70 lần GDP của quốc đảo này năm 2019. 

Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào? ảnh 2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) cùng Ngoại trưởng Quốc đảo Solomon Jeremiah Manele ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao. (Ảnh: Reuters)

Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc hiện đang kiểm soát một số cảng biển, sân bay, căn cứ quân sự hay trạm quan sát dọc theo các bờ biển của các nước Myanmar, Sri Lanka, Maldives, Pakistan, Djibouti và Kenya. Bắc Kinh còn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến các “sân sau” của Mỹ, như kênh đào Panama. 

Một ví dụ tiêu biểu nhất cho tham vọng bành trướng quyền lực của Trung Quốc chính là Sáng kiến Vành đai và Con đường. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, “Vành đai và Con đường” sẽ đi qua ba châu lục: Á - Âu - Phi, để kết nối các vòng tròn kinh tế sôi động, nhất là với các nền kinh tế phát triển ở châu Âu. 

Quyền lực mềm - vũ khí đáng gờm nhất

Thế giới thường ít chú ý đến quyền lực mềm của Trung Quốc - cho đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chiến với Bắc Kinh. Thực tế, quyền lực mềm là thứ vũ khí đáng gờm hơn quyền lực cứng rất nhiều.

Về cơ bản, với sức mạnh công nghệ của mình, Trung Quốc ngày càng thiết lập nhiều “tiền đồn” trong các lớp học, nhà riêng và công ty tại Mỹ cũng như nhiều nước dân chủ khác.

TikTok đã tuyên bố rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc, và chúng tôi cũng sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu.” Nhưng đối với Mỹ, lời đảm bảo này có vẻ không đáng tin cậy chút nào.

Kể từ khi Trung Quốc thông qua Luật Tình báo Quốc gia vào tháng 6 năm 2017, tất cả các công dân và công ty Trung Quốc phải có nghĩa vụ pháp lý giúp chính phủ thu thập thông tin tình báo (và giữ bí mật về mọi sự hợp tác). Luật này cho phép các cơ quan tình báo Trung Quốc cài người hoặc thiết bị của họ vào bất cứ đâu để thu thập thông tin tình báo.

Oracle hiện đang dẫn đầu cuộc đua mua lại TikTok trong các tập đoàn Mỹ. Ngay cả khi thương vụ thành công, liệu TikTok có thực sự thoát khỏi sự ràng buộc với Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc?

Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào? ảnh 3

Chính phủ Mỹ có thể xem xét lại việc mua bán giữa Oracle và TikTok. (Ảnh: Reuters)

Trước đó, chính phủ Mỹ đã cáo buộc Huawei có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc. Washington cho rằng Bắc Kinh có thể khai thác công dụng của các thiết bị 5G để can thiệp, hay thậm chí tấn công vào cơ sở hạ tầng tại nhà máy, trường học, lưới điện quốc gia của Mỹ. Gần đây, chính quyền Trump đã ban hành các quy định hạn chế tối đa các công ty Mỹ bán chip cùng các thiết bị khác cho Huawei. Tháng trước, Washington cũng cáo buộc các Viện Khổng Tử tại Mỹ đang hoạt động như những “phái đoàn ngoại giao” của Bắc Kinh.

Ngay cả Zoom, một công ty của Mỹ, cũng có C.E.O. và các cổ đông lớn là người Trung Quốc hay có gốc Trung. Không chỉ vậy, hàng trăm nhân viên của Zoom hiện đang hoạt động tại Trung Quốc. Trong bối cảnh rất nhiều tập đoàn Mỹ đang sử dụng Zoom để họp trực tuyến do đại dịch COVID-19, ứng dụng này có thể mang nhiều mối đe doạ về bảo mật thông tin hơn cả TikTok. Sẽ ra sao nếu Bắc Kinh muốn một số nhân viên tại Trung Quốc tham gia vào các cuộc họp nội bộ của những tập đoàn lớn?

Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào? ảnh 4

Eric Yuan là một trong những tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhiều nhất trong năm nay dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. (Ảnh: Bloomberg)

Ngay cả một số chuyên gia phân tích chính trị cũng đang chủ quan. Họ đã đánh giá thấp những bước tiến vượt bậc của Bắc Kinh trong việc sử dụng quyền lực mềm. Các nước phương Tây có thể đã chuẩn bị đối sách hợp lý cho chiến lược sử dụng quyền lực cứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nhưng có thể đã quá muộn nếu bây giờ họ mới bắt đầu nhận thức được sức mạnh đến từ quyền lực mềm của chính quyền ông Tập Cận Bình.

Theo The New York Times
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.