Trung Quốc không còn 'vung tay quá trán'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù các kế hoạch viện trợ ra nước ngoài có phần giảm sút trong thời gian gần đây, nhưng có một thực tế cần được nhìn nhận rằng, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng, chưa bao giờ từ bỏ sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong một thập kỷ vừa qua, kể từ khi công bố Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) dưới thời nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, chương trình viện trợ đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Các chương trình cho vay, viện trợ “vung tay quá trán” của Trung Quốc, khiến Mỹ và các nước phương Tây lo ngại rằng Bắc Kinh đang tạo ra những “bẫy nợ” – một gánh nặng tài chính mà hầu hết các nước tham gia đều không có khả năng chi trả.

Trong những năm đầu triển khai BRI, hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh đều tiếp nhận các chương trình này mà “không ngần ngại”. Tâm lý này chủ yếu xuất phát từ tiềm lực tài chính gần như “vô hạn” của Trung Quốc, cũng như thái độ của chính quyền Bắc Kinh khi sẵn sàng cung cấp các khoản vay đầu tư những siêu dự án như cảng container, mạng lưới đường sắt và dự án đập quy mô lớn một cách “vô điều kiện”.

Tuy nhiên, các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI đã giảm đi nhanh chóng, hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với giai đoạn 5 năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là xuất phát từ ba yếu tố: tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Bắc Kinh triển khai các chương trình BRI quá dồn dập trong giai đoạn 2016 – 2017 và bởi một loạt dự án kém hiệu quả ở một quốc gia như Ecuador hay Sri Lanka.

Dù vậy, nhưng có một điều chắc chắn rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Điều này đi ngược lại với một thực tế rằng, BRI – một dự án cho vay phát triển cơ sở hạ tầng ở quy mô toàn cầu nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Trung Quốc – dường như đang “chết mòn”.

Sự “thoái trào” của BRI

Khi lần đầu tiên được công bố, giới chuyên gia đều ca ngợi sáng kiến “Vành đai và Con đường” có khả năng “biến đổi” và “ thay đổi cuộc chơi”. Những con số ban đầu khi Trung Quốc triển khai BRI cũng đã phần nào chứng minh nhận định đó là đúng. Theo đơn vị nghiên cứu AidData, trong 5 năm đầu tiên triển khai BRI, các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trung bình cao hơn gấp đôi so với con số của Mỹ, đạt mức cao vượt trội 120 tỷ USD vào năm 2016.

Chương trình BRI của Trung Quốc đã thu hút được sự quan tâm từ rất nhiều quốc gia đang phát triển cần nguồn vốn lên tới hàng nghìn tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và năng lượng quy mô lớn. Nước này đã cung cấp các khoản vay không ràng buộc và linh hoạt hơn so với các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy, các cam kết tài chính của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI có dấu hiệu sụt giảm đáng kể. Theo Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston, Mỹ, các chương trình cho vay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm tới 94% trong giai đoạn 2016 – 2019, từ 75 tỷ USD xuống chỉ còn 3,9 tỷ USD. Các tập dữ liệu khác được thu thập ở một số khu vực, cũng như trên quy mô toàn cầu cũng xác nhận xu hướng đi xuống của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Trung Quốc không còn 'vung tay quá trán' ảnh 1

Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” năm 2019.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID–19 bùng phát cũng có thể được xem là tác nhân khiến các chương trình đầu tư, cho vay trong khuôn khổ BRI của Trung Quốc thêm phần chậm lại. Theo một báo cáo khác của Đại học Boston về các dự án đầu tư của Trung Quốc ở Châu Phi, tính riêng trong năm 2020, những khoản vay mà các nước trong khu vực này tiếp nhận từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2004.

Xu hướng đi xuống này, trên thực tế, đã diễn ra từ năm 2017, bởi vậy COVID–19 không thể được xem là nguyên nhân chính tác động đến các chương trình trong khuôn khổ BRI. Nhìn cả trên phương diện chủ quan và khách quan, đây là hệ quả từ một loạt các vấn đề phức tạp đan xen mà Trung Quốc phải đối mặt. Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ khó khắc phục được những vấn đề còn tồn tại và tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình trong khuôn khổ BRI trong thời gian tới.

Vấn đề nội tại

Trong quá trình triển khai các chương trình thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường”, không thể phủ nhận rằng Trung Quốc đã có một số dự án kém hiệu quả. Chính quyền Bắc Kinh dường như đã có những đánh giá thiếu chính xác về khả năng “vươn vòi bạch tuộc” ra nước ngoài bằng cách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.

Đơn cử, Trung Quốc đã cấp cho Sri Lanka khoản vay lên đến 1,5 tỷ USD để xây dựng cảng hàng hải và sân bay tại thành phố Hambantota từ năm 2007 – 2014. Thế nhưng, những gì mà dự án này để lại không chỉ là hai cơ sở bị bỏ không và chưa từng được vào sử dụng sau gần một thập kỷ triển khai, mà thậm chí còn là một “gánh nợ” lớn cho nền kinh tế Sri Lanka vốn chìm trong suy thoái. Kể từ đó, hầu hết những quốc gia có ý định muốn thực hiện các siêu dự án với nguồn vốn từ sáng kiến “Vành đai và Con đường” đều tỏ ra ngần ngại và thận trọng hơn.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng tình hình kinh tế – chính trị nội tại của Trung Quốc mới chính là những yếu tố gây ra tác động lớn khiến cho việc khôi phục hoạt động của BRI bị đình trệ. Việc các cơ quan quản lý kinh tế Trung Quốc thực hiện một loạt điều chỉnh về quy định cấp phép cho các các dự án cho vay và đầu tư lớn ở nước ngoài trong năm 2016 và 2017, đã khiến số lượng và quy mô các siêu dự án trong khuôn khổ BRI giảm đáng kể. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh dòng vốn lớn chuyển ra ngoài có những ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định về kinh tế vĩ mô của nước này.

Trung Quốc sau đó đã rất hạn chế triển khai các chương trình cho vay quy mô lớn. Những nỗ lực này của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài trong thời điểm nền kinh tế quốc gia đang xấu đi. Vì vậy, việc Trung Quốc một lần nữa thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến “Vành đai và Con đường” trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là điều rất khó xảy ra.

Điều chỉnh “vành đai”

Dù vậy, nhưng thay vì từ bỏ BRI, Trung Quốc dường như đang tái định hình lại chính sách đầu tư ra nước ngoài của mình nhằm hướng đến một chiến lược bền vững hơn. Chính quyền Bắc Kinh giờ đây không còn tập trung vào các siêu dự án phát cơ sở hạ tầng tại nước ngoài, mà thay vào đó là theo đuổi những hình thức hợp tác kinh tế song phương hiệu quả hơn và ít thâm hụt vốn hơn với các nền kinh tế đang phát triển.

Theo nhận định từ Viện Cộng hoà Quốc tế (IRI), bên cạnh cơ sở hạ tầng, sáng kiến “Vành đai và Con đường” giờ đây đã chuyển trọng tâm chính sách sang một lĩnh vực như giáo dục, viễn thông, năng lượng xanh và thậm chí là cả đánh bắt thuỷ hải sản, đặc biệt là cá ngừ. Bắc Kinh đang dịch chuyển trọng tâm chính sách trong khuôn khổ BRI một cách âm thầm, kín đáo và có chủ ý.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạn chế các khoản cho vay nói chung, cũng như mở sáng kiến “Vành đai và Con đường” ở các lĩnh vực khác, ngoài cơ sở hạ tầng, hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Ngay cả khi các chương trình cho vay đạt đỉnh vào năm 2016 và 2017, các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu tại Trung Quốc đã bắt đầu kêu gọi xây dựng sáng kiến này phù hợp hơn với nhu cầu của các nước tham gia, thân thiện hơn với môi trường hơn và ít tập trung hơn vào các siêu dự án cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc không còn 'vung tay quá trán' ảnh 2

Dự án đường sắt trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" tại cảng Tanjung Priok ở Jakarta, Indonesia.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo đó đã cải biến BRI nhằm thích ứng với điều kiện, tình hình cụ thể trên thực tế. Bắc Kinh đã tích cực tiếp cận giới học giả, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu về Trung Quốc học, ở một số quốc gia mới xuất hiện chuyên ngành này như Nam Phi, thông qua các chương trình tài trợ, trao đổi giáo dục.

Trong khuôn khổ BRI, Trung Quốc cũng đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực truyền thông trên khắp thế giới, đáng chú ý nhất là khu vực Châu Phi. Đài truyền hình vệ tinh StarTimes có trụ sở tại Trung Quốc đã chiếm được thị phần từ các đơn vị phát thanh truyền hình nhà nước cũng như các đối thủ cạnh tranh tư nhân tại châu lục này.

Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đưa công nghệ của mình đến các nước đang phát triển cũng ngày một tăng lên. Có thể thấy, mặc dù Huawei hiện đã gần như bị loại khỏi hệ thống mạng viễn thông của hầu hết các nước phương Tây, hoạt động kinh doanh 4G và 5G của hãng này vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở nhiều quốc gia ở khu vực Châu Phi và Nam Á . Những khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh và hệ thống lưới điện của các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân của Trung Quốc cũng tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Trung Quốc đã không từ bỏ việc tìm kiếm, mở rộng tầm ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu thông qua mục tiêu phát triển kinh tế trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã điều chỉnh chiến lược của mình theo hướng linh hoạt, hiệu quả và bền vững hơn.

Mở ra thế cạnh tranh

Việc Trung Quốc định hướng lại cách tiếp cận, chính sách, chiến lược của mình đang mở ra cơ hội lớn cho Mỹ và các nước phương Tây. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, những quốc gia mong muốn cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Trung Quốc, cần xây dựng chiến lược phát triển đề cao sự hợp tác và chủ động hơn

Trước hết, khi Trung Quốc lùi bước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Mỹ và các đồng minh có thể tranh thủ thời cơ, tham gia vào sân chơi này bởi vấn đề về cơ sở hạ tầng vẫn luôn tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những nước đang đang phát triển có thể sẽ sẵn sàng chấp nhận khoản vay đi kèm với trách nhiệm giải trình và tiêu chuẩn rõ ràng hơn, thay vì những khoản vay không ràng buộc từ Trung Quốc như trước đây.

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực mới mà BRI hướng đến, như giáo dục, viễn thông và thương mại, đều là những lĩnh vực mà Mỹ và các nước phương Tây hoàn toàn có lợi thế để cạnh tranh với Trung Quốc. Những nước này cũng đồng thời cần xây dựng quan hệ với các quốc gia vừa và nhỏ, bởi việc Trung Quốc tái định hướng sáng kiến “Vành đai và Con đường” sẽ khiến các quốc gia này ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc duy trì sức ảnh hưởng và sự hiện diện theo đó vẫn là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin và nâng cao mối quan hệ với các đối tác trên thế giới.

Theo Foreign Affairs
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?