Tuyên án tử hình kẻ nổ súng tranh chấp đất khiến 3 người tử vong ở Đắk Nông

TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án tử hình đối với bị cáo Đặng Văn Hiến (SN 1976), HKTT tại xã Đô Lương, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) về tội Giết người.
 
Bị cáo Đặng Văn Hiến.
Bị cáo Đặng Văn Hiến.

Chiều 3/1, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án đối với 6 bị cáo trong vụ án nổ súng do tranh chấp đất rừng làm 3 người chết và 13 người bị thương xảy ra tại tiểu khu 1535, thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vào ngày 23/10/2016. 

VOV đưa tin, bị cáo Đặng Văn Hiến (SN 1976) bị tuyên án tử hình; bị cáo Ninh Viết Bình (SN 1982) 20 năm tù và bị cáo Hà Văn Trường (SN 1985) 12 năm tù cùng về tội Giết người.

HĐXX khẳng định, hành vi của bị cáo Hiến có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, giết nhiều người và phạm tội có tính chất côn đồ nên cần áp dụng hình phạt ở mức cao nhất để đảm bảo tính răn đe. 

Bị cáo Đoàn Văn Diện (SN 1980), trú tại huyện Bù Đăng (Bình Phước) 9 tháng tù về tội Che giấu tội phạm; bị cáo Nghiêm Xuân Thiên Sửu (SN 1962, Phó giám đốc Công ty Long Sơn) 6 năm tù và bị cáo Phạm Công Thiện (SN 1977, Trưởng quản lý Công ty Long Sơn) 4 năm tù cùng về tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo tin trên TTXVN, Tòa cũng bắt buộc các bị cáo Hiến, Bình, Trường phải bồi thường cho người thân 3 nạn nhân tử vong và một số nạn nhân bị thương do vụ nổ súng và phải chu cấp cho con các nạn nhân đã tử vong theo đúng quy định pháp luật. 

Bên cạnh đó, TAND tỉnh Đắk Nông xác định đối tượng Ninh Viết Thọ (anh ruột bị cáo Ninh Viết Bình) đã có hành vi mang gậy sắt đến hiện trường với mục đích hỗ trợ cho các đối tượng Hiến, Bình nhưng sau đó đã không hỗ trợ nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Các đối tượng khác trong “đoàn cưỡng chế” của Công ty Long Sơn cũng đã có hành vi giúp sức phá hủy, hủy hoại tài sản của một số hộ dân nhưng chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của Công ty Long Sơn; xét thấy bản thân các đối tượng cũng không biết những hành vi trên là vi phạm pháp luật nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Cáo trạng vụ án thể hiện trên báo Tri thức trực tuyến, năm 2008, UBND tỉnh Đắk Nông giao cho Công ty TNHH Thương mại - Đầu tư Long Sơn (gọi tắt là Công ty Long Sơn) thuê hơn 1.000ha đất rừng tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.

Đến tháng 6/2013, Nghiêm Xuân Thiên Sửu (55 tuổi, ngụ TP HCM) và vợ nhận chuyển nhượng công ty này. Quá trình thực hiện dự án, một số hộ dân lấn chiếm đất để trồng điều, cà phê, cao su, sau đó chuyển nhượng cho người khác.

Ngày 15/10/2016, ông Sửu gọi Phạm Công Thiện cùng các tổ trưởng bảo vệ họp bàn bạc, chuẩn bị máy cày, xe ủi, áo giáp, lá chắn, gậy… để san ủi vườn cây do người dân lấn chiếm. Trong đó có gia đình ông Đặng Văn Hiến, ngụ xã Quảng Trực) và ông Hoàng Văn Thắng.

Đến ngày 23/10/2016, ông Sửu cùng hơn 30 nhân viên Công ty Long Sơn chia thành 2 nhóm vào sản ủi, phá hủy cây điều, cà phê của gia đình ông Hiến, ông Thắng và ông Triệu Phụ Cao. Theo thống kê có 287 cây điều, 45 cây cà phê của gia đình ông Hiến, ông Thắng và ông Cao bị san ủi gây hư hỏng. Các cây trồng bị san ủi được trồng khoảng 7 - 11 năm tuổi và thiệt hại hơn 73 triệu đồng.

Thấy nhân viên của Công ty Long Sơn bao vây nhà và nghe tiếng máy san ủi nên ông Hiến lấy súng ra khỏi nhà. Khi đi được khoảng 5m thì ông này bị người của Công ty Long Sơn cầm gậy, khiên chặn lại. Lúc này, ông Hiến bắn chỉ thiên thì nhóm nhân viên công ty cầm đá ném nên ông Hiến lùi vào nhà rồi bắn 1 phát về phía người của công ty. Ông Hiến lên gác nhà và được Hà Văn Trường, người làm công tiếp đạn để người này bắn về phía nhân viên Công ty Long Sơn.

Sau đó, ông Hiến cùng ông Ninh Viết Bình (hàng xóm) cầm 2 cây súng đi lên khu vực san ủi rồi bắn nhiều phát về phía người của Công ty Long Sơn. Vụ việc khiến anh Điểu Vinh, Điểu Tào và Dương Văn Tiến tử vong, 13 người khác bị thương tích. Theo kết quả giám định, 13 nạn nhân bị thương tổn hại sức khỏe từ 6% đến 54%.

Theo An Ninh Tiền Tệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.