Tuyển sinh ĐH 2016: Bộ 'tuýt còi' các trường vượt 15000 sinh viên

Theo Bộ Giáo dục, mùa tuyển sinh 2016, các cơ sở giáo dục ĐH chính quy có quy mô vượt 15000 sinh viên phải khống chế chỉ tiêu, không vượt quá năm 2015.
Tuyển sinh ĐH 2016: Bộ 'tuýt còi' các trường vượt 15000 sinh viên

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các trường ĐH hiện có quy mô sinh viên đại học chính quy vượt 15000 so với quy định của Thông tư 32 về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Tuyển sinh ĐH 2016: Bộ 'tuýt còi' các trường vượt 15000 sinh viên

Công văn của Bộ GD-ĐT

Nội dung công văn yêu cầu các trường xây dựng lộ trình giảm dần quy mô sinh viên đại học chính quy và gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT trước 31/3/2016 để xem xét, quyết định. Riêng năm 2016, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính theo tiêu chí số sinh viên/giảng viên và diện tích sàn xây dựng/sinh viên như mọi năm và không vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 xác định theo Thông tư 57 năm 2011 của Bộ GD-ĐT.

Tuyển sinh ĐH 2016: Bộ 'tuýt còi' các trường vượt 15000 sinh viên

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ

Trước đó, Bộ GD-ĐT đưa ra Thông tư 32, trong đó quy định quy mô trường đại học không vượt quá 15.000 sinh viên gây nhiều ý kiến trái chiều. Một số trường lo ngại sẽ "ế" giáo sư và phó giáo sư khi giảm số lượng đào tạo chính quy theo yêu cầu và cho rằng sau thông tư 32, hàng loạt giảng viên sẽ “ra đường”.

Lý giải về việc ban hành quy định này, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư 32 đã đưa thêm tiêu chí khống chế quy mô tối đa bên cạnh 2 tiêu chí như đã có trong Thông tư 57. Quy định giới hạn quy mô tối đa để đảm bảo cân đối giữa sự gia tăng số lượng với các điều kiện đảm bảo chất lượng. Về cơ sở pháp lý, các tiêu chí giới hạn quy mô tối đa đã được lấy từ Quyết định số 37/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Trước khi Thông tư 32 được ký, Bộ đã báo cáo trực tiếp với Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và nhận được sự đồng thuận cao về chủ trương chuyển hướng hệ thống giáo dục đại học từ tăng số lượng sang nâng cao chất lượng đào tạo. Các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong dự thảo cũng đã nhận được sự ủng hộ của Ủy ban.

Hà An

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.