Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú tại Việt Nam ngang với Singapore

[Ngày Nay] - Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện K đã tổng hợp, phân tích, thử nghiệm lâm sàng trong suốt 20 năm và nhận thấy: tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú tại Việt Nam đạt 75%, tương đương với Singapore.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K chia sẻ với báo chí (Ảnh: Hữu Nghị).
GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K chia sẻ với báo chí (Ảnh: Hữu Nghị).

Mới đây, nhóm nghiên cứu của BV K đã được trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 về đề tài “Dịch tễ học, ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư vú”. Nghiên cứu này là kết quả được tổng hợp, phân tích dựa trên 3 đề tài cấp nhà nước, 3 dự án hợp tác quốc tế, 3 đề tài cấp bộ, 2 đề tài cấp cơ sở, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và 25 đề tài cấp cơ sở của tập thể giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ tại BV K trong suốt hơn 25 năm qua.       

Nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm đáng chú ý: Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của Việt Nam đạt trên 75% ngang với các nước phát triển, trong đó có Singapore; đồng thời, chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện, chi phí điều trị phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trình độ tay nghề phẫu thuật, kiến thức của bác sĩ Việt Nam cũng hoàn toàn sánh được với đội ngũ bác sĩ trên thế giới.

Đại diện nhóm nghiên cứu, GS-TS. Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K cho biết: Nghiên cứu cho thấy ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Xu hướng mắc có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi là khoảng 24.4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên tới 26.4. Ước tính trung bình mỗi năm trên toàn quốc có hơn 15.000 chị em mắc ung thư vú, trên 6.000 trường hợp tử vong, thường xuyên có 42.000 chị em mắc đang sống chung với bệnh…

Điều đặc biệt là ở Việt Nam, xu hướng mắc ung thư vú trẻ hơn các nước. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34 tuổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 tuổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn với độ tuổi khác, yếu tố tiên lượng xấu. Người trẻ mắc ung thư vú khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn so với những người tuổi cao.

Điều quan trọng nhất là việc kết hợp nhuần nhuyễn các các phác đồ kỹ thuật hiện đại bởi các nhóm chuyên gia khác nhau đã giúp người phụ nữ không chỉ được chữa khỏi mà còn duy trì được hình thức thẩm mỹ của cơ thể, nâng cao chất lượng sống. Bởi vậy, ở nhóm tuổi này điều quan trọng là tìm giải pháp để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú, quan trọng nhất vẫn là đi khám, phát hiện sớm bệnh.

“Chúng tôi đưa ra khuyến cáo mới thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi thì phụ nữ Việt Nam nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn, từ 40 tuổi trở đi. Thực tế, khi sàng lọc phát hiện sớm với mẫu trên 100.000 phụ nữ, tỷ lệ phát hiện là 59,2 trên 100.000 dân gấp đôi so với tỷ lệ thông thường”, GS. Trần Văn Thuấn cho biết.

 Một kết quả quan trọng nữa mà nhóm nghiên cứu nhận thấy đó là việc áp dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị sẽ tăng tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú HER 2 dương tính. Trong khi trước đây, khi được chẩn đoán ung thư vú HER 2 dương tính thì tiên lượng bệnh rất xấu vì dễ di căn, nguy cơ tử vong cao.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).