Báo cáo khoa học Đại dương toàn cầu: Hiện trạng khoa học Đại dương trên Thế giới được trình bày tại Liên hợp quốc (New York) vào ngày 8/6, Ngày Thế giới Đại dương, là một phần của Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc diễn ra cho đến ngày 9/6.
Ấn phẩm đánh dấu một bước ngoặt khi là công cụ đầu tiên được phát triển để hỗ trợ thông tin cho các quốc gia và các bên liên quan cân nhắc đến yếu tố đại dương khi đưa ra các quyết định và đầu tư. Bác cáo này còn đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tiến độ của việc thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm duy trì các nguồn tài nguyên then chốt mà đại dương đại diện vì nhân loại nói chung" - Tổng Giám đốc Irina Bokova phát biểu.
Trong năm 2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính đại dương sẽ mang lại giá trị gia tăng là 1.500 tỷ đô la |
Điều đầu tiên mà Báo cáo thể hiện là sự tốn kém của việc nghiên cứu đại dương, đòi hỏi tàu và thiết bị đắt tiền, hình ảnh vệ tinh, robot dưới nước hoặc phương tiện điều khiển từ xa. Việc thu thập và xử lý dữ liệu của hàng ngàn nhà khoa học cũng vô cùng tốn kém. Chỉ có các nước công nghiệp hóa có thể đủ khả năng đầu tư cho công cuộc nghiên cứu kể trên. Hiện nay, các quốc gia có ngân sách nghiên cứu đại dương lớn nhất phải kể đến Úc, Pháp, Đức, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Nói chung, cam kết của các quốc gia thay đổi theo quy mô, chiều dài bờ biển và lợi ích kinh tế mà họ nhận được từ tài nguyên biển của họ. Theo số liệu trong Báo cáo, phần ngân sách khoa học quốc gia được phân bổ cho đại dương dao động từ 0,1% (Liên bang Nga) đến 21,4% (Argentina). Phần ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển dành cho khoa học đại dương cũng khác nhau rất nhiều, từ 0,04% (Ecuador) đến 4,7% (Croatia). Các quốc gia tiên phong khác trong lĩnh vực này gồm Na Uy, Thái Lan, Trinidad và Tobago.
Các tác giả của Báo cáo cho rằng đảm bảo kinh phí ổn định là việc đặc biệt quan trọng nếu cân nhắc những lợi nhuận có thể đạt được nhờ đại dương. Trong năm 2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính đại dương sẽ mang lại giá trị gia tăng là 1.500 tỷ đô la. Do đó cần phải đa dạng hóa nguồn tài trợ.
Sự đóng góp của khu vực tư nhân vào nghiên cứu đại dương thực sự đã tăng lên cùng với một số tàu buôn thu thập dữ liệu cho các dự án khoa học. Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ như Quỹ Prince Albert II của Monaco và Quỹ David và Lucile Packard đang tài trợ các chương trình khoa học và bảo tồn đại dương.
Có 371 tàu nghiên cứu hoạt động trên thế giới |
Các viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm chuyên ngành đóng một vai trò hàng đầu trong việc nghiên cứu các chủ đề như đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái, axit hóa nước hoặc tác động của hoạt động con người lên môi trường ven biển. Hầu hết các tổ chức này đều nằm ở Braxin, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các trung tâm nghiên cứu này có xu hướng chuyên về các lĩnh vực ưu tiên của các nước mà trụ sở trung tâm đặt tại. Do đó, Phần Lan, Ấn Độ và Na Uy có nhiều đơn vị chuyên nghiên cứu về ngư nghiệp, trong khi Argentina, Pháp, Ý, Kuwait và Liên bang Nga có xu hướng tập trung vào quan sát đại dương.
Các tàu nghiên cứu là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu hàng hải trong chừng mực mà họ cho phép các nhà khoa học tiếp cận với vùng biển. Tổng cộng có 371 tàu như vậy hoạt động trên thế giới. Năm mươi tàu thuộc Hoa Kỳ, 29 thuộc Nhật Bản, 28 thuộc Đức, 27 thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, 26 tàu của Hàn Quốc, 20 tàu Canada, 20 thuộc Ý và 18 thuộc Pháp.
Báo cáo cũng bao gồm những thông tin về số lượng ấn phẩm khoa học liên quan đến đại dương, như một thước đo về tầm quan trọng của lĩnh vực này. Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014, khoảng 372.852 sản phẩm đã được xuất bản. 33% là ấn phẩm từ châu Âu, 28% thuộc châu Á, 26% từ Bắc Mỹ.
Báo cáo đưa ra một loạt các khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách, kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia và các viện nghiên cứu khác nhau để càng có nhiều hơn các quốc gia có thể tiến hành được việc nghiên cứu và tối đa hóa tác động của các nghiên cứu đó. Báo cáo cũng khuyến khích việc thu thập và xử lý dữ liệu, cũng như phát triển các mô hình tài chính thay thế.
Trong khi xem xét về hiện trạng của khoa học đại dươn, Báo cáo cũng đưa ra những phân tích về điểm mạnh và yếu của loại hình khoa học này trên khía cạnh kinh tế và môi trường.
Xuất bản 5 năm 1 lần, Báo cáo này được xem như công cụ đánh giá tiến độ đạt được Mục tiêu phát triển Bền vững hướng đến năm 2030 “Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển”.