Thực tế tại Syria đã không như những gì Obama dự đoán. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Nga cũng đã khẳng định được vị thế vững chắc tại Syria và tích lũy tầm ảnh hưởng trong khu vực, từ Israel đến Libya. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được đó là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công.
Vào mùa đông năm 2021, Mỹ và châu Âu một lần nữa dự tính về một cuộc can thiệp quân sự lớn của Nga, lần này là ở chính cựu lục địa. Một lần nữa, nhiều nhà phân tích đang cảnh báo về những hậu quả thảm khốc đối với Nga nếu đưa quân sang Ukraine. Vào ngày 11/2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh phụ trách vấn đề châu Âu James Cleverly dự đoán rằng một cuộc chiến tranh mở rộng ở Ukraine “sẽ là một vũng lầy” đối với Nga.
Trong một phân tích được và mất, người ta nghĩ rằng cái giá của một cuộc chiến toàn diện ở Ukraine sẽ rất cao đối với Điện Kremlin và sẽ kéo theo một cuộc đổ máu lớn. Tình báo Mỹ ước tính có khoảng 50.000 thương vong dân sự trong cuộc chiến này. Cùng với việc làm suy yếu mức độ tín nhiệm của Putin trong giới tinh hoa Nga, vốn sẽ là nạn nhân của các lệnh cấm vận từ phương Tây, một cuộc chiến có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế Nga và khiến công chúng phẫn nộ vì các lệnh cấm vận và thiệt hại về người.
Đồng thời, nó có thể đẩy quân đội NATO đến gần biên giới của Nga, khiến nước này phải tham chiến tại Ukraine trong nhiều năm. Theo quan điểm này, Nga sẽ bị mắc kẹt trong một thảm họa do chính họ tạo ra.
Tuy nhiên, những tính toán của Putin lại cho rằng việc thay đổi hiện trạng của châu Âu sẽ có lợi cho nước Nga. Giới lãnh đạo Nga đang phải đương đầu với nhiều rủi ro hơn, và trước xung đột chính trị hàng ngày, ông Putin đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử: củng cố vị thế của Nga ở Ukraine (như gần đây ông đã làm ở Belarus và Kazakhstan).
Putin và các cộng sự cho rằng, một chiến thắng tại Ukraine sẽ nằm trong tầm tay. Tất nhiên, Nga có thể kéo dài cuộc khủng hoảng hiện tại mà không cần xâm lược hoặc tìm ra một phương án giảm leo thang căng thẳng. Nhưng nếu toan tính của Điện Kremlin là đúng, như với "ván bài Syria", thì Mỹ và châu Âu nên chuẩn bị cho tình huống họ không mong muốn: Nga sẽ chiến thắng tại Ukraine.
Nếu Nga giành được quyền kiểm soát Ukraine hoặc cố gắng gây bất ổn trên quy mô lớn, một kỷ nguyên mới cho Mỹ và cho châu Âu sẽ mở ra. Các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ phải đối mặt với thách thức kép trong việc đánh giá lại về an ninh châu Âu và không bị lôi kéo vào một cuộc chiến lớn hơn với Nga. Tất cả các bên sẽ phải xem xét tiềm năng của các đối thủ được trang bị vũ khí hạt nhân trong cuộc đối đầu trực tiếp.
Hai nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ hòa bình châu Âu và tránh leo thang quân sự với Nga sẽ không nhất thiết phải tương thích với nhau. Mỹ và các đồng minh có thể thấy mình chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiệm vụ tạo ra một trật tự an ninh châu Âu mới, do hậu quả của các hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Nhiều cách để thắng
Đối với Nga, chiến thắng ở Ukraine có thể có nhiều hình thức khác nhau. Như ở Syria, chiến thắng không nhất thiết phải dẫn đến một dàn xếp bền vững. Nó có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ thân Nga tại Kyiv hoặc chia nước này thành các vùng ảnh hưởng.
Ngoài ra, thất bại của quân đội Ukraine hoặc một thỏa thuận đầu hàng có thể biến Ukraine thành một quốc gia thất bại. Nga cũng có thể sử dụng các công cụ quân sự và công nghệ để làm tê liệt quốc gia láng giềng và tạo ra một cuộc thay đổi chính quyền. Với bất kỳ kết quả nào trong số này, Ukraine sẽ bị tách rời khỏi phương Tây một cách hiệu quả.
Nếu Nga đạt được các mục tiêu chính trị của mình ở Ukraine bằng các biện pháp quân sự, thì hiện trạng châu Âu sẽ hoàn toàn thay đổi. Không chỉ vị thế dẫn đầu của Mỹ ở châu Âu biến mất, mà vai trò bảo vệ hòa bình Liên minh Châu Âu và NATO trong khu vực cũng sẽ không còn.
Thay vào đó, an ninh ở châu Âu sẽ phải giảm xuống để bảo vệ các thành viên cốt lõi của EU và NATO. Các quốc gia khác, ngoại trừ Phần Lan và Thụy Điển, sẽ phải tự đảm bảo an ninh. Dưới sức ảnh hưởng của Nga, EU và NATO sẽ không còn đủ năng lực để đưa ra các chính sách đầy tham vọng vượt ra ngoài biên giới của họ.
Mỹ và châu Âu cũng sẽ ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế thường trực với Nga. Phương Tây sẽ tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng, còn Nga có khả năng sẽ áp dụng các cuộc tấn công mạng và đe dọa cắt nguồn cung năng lượng.
Trung Quốc có thể đứng về phía Nga trong cuộc "ăn miếng trả miếng" về kinh tế này. Trong khi đó, chính trị của các nước châu Âu sẽ giống như một trò chơi vĩ đại của thế kỷ 21, trong đó Nga sẽ nghiên cứu mọi cách để phá vỡ các cam kết giữa các nước NATO và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Các phép loại suy về Chiến tranh Lạnh sẽ không hữu ích trong một thế giới với một Ukraine "Nga hóa". Biên giới thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu có những điểm bùng phát, nhưng nó đã được ổn định theo cách mà cả hai bên chấp nhận được trong Hiệp định Helsinki năm 1975. Ngược lại, vị thế vững chắc của Nga đối với Ukraine sẽ mở ra một khu vực bất ổn từ Estonia, Ba Lan đến Romania, Thổ Nhĩ Kỳ. Càng kéo dài, sự hiện diện của Nga ở Ukraine sẽ bị các nước láng giềng của Ukraine coi là hành động khiêu khích và không thể chấp nhận được và đối với một số nước, là mối đe dọa đối với an ninh. Giữa động lực thay đổi này, trật tự ở châu Âu sẽ phải được hình thành chủ yếu về mặt quân sự, bởi Nga nắm trong tay sức mạnh quân sự hơn là sức mạnh kinh tế, mục tiêu của Điện Kremlin có thể sẽ là loại bỏ các thể chế phi quân sự như Liên minh châu Âu.
Nga có quân đội thường trực lớn nhất châu Âu, và nước này luôn sẵn sàng sử dụng. Chính sách quốc phòng của EU - trái ngược với NATO - không thể đảm bảo an ninh cho các thành viên của mình. Do đó, sự trấn an quân sự, đặc biệt là đối với các thành viên phía đông của EU, sẽ là giải pháp hàng đầu. Đối phó với một nước Nga có xu hướng trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt và tuyên bố khoa trương về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ sẽ là không đủ.
Sự thống trị tại Đông Âu
Trong trường hợp Nga chiến thắng tại Ukraine, vị thế của Đức ở châu Âu sẽ bị thách thức. Đức không phải một cường quốc quân sự, dựa trên bản sắc chính trị thời hậu chiến đó là phản đối chiến tranh. Vành đai đồng minh bao quanh nước này, đặc biệt là ở phía đông với Ba Lan và các nước Baltic, có nguy cơ bị Nga gây bất ổn.
Pháp và Vương quốc Anh sẽ đảm nhận các vai trò hàng đầu trong các vấn đề châu Âu nhờ lực lượng quân sự tương đối mạnh và truyền thống can thiệp quân sự lâu đời của họ. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng ở châu Âu sẽ vẫn là Mỹ. NATO sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ cũng như các quốc gia Đông Âu, vốn giữ các mối quan hệ mở với Nga, bao gồm Belarus và các vùng do Nga kiểm soát ở Ukraine.
Các quốc gia EU ở Đông Âu, bao gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania, sẽ là địa điểm thường trú của số đông quân đội NATO. Yêu cầu từ Phần Lan và Thụy Điển để đạt được cam kết Điều khoản số 5 và gia nhập NATO sẽ không thể bị từ chối. Ở Ukraine, các nước EU và NATO sẽ không bao giờ công nhận một chế độ mới do Nga hậu thuẫn. Một số thành viên NATO sẽ thúc đẩy một cuộc nổi dậy của Ukraine, mà Nga sẽ đáp trả bằng cách đe dọa các thành viên NATO.
Điều khoản số 5 quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ (những) nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy “ngay lập tức.”
Tình trạng khó khăn của Ukraine sẽ rất lớn. Những người tị nạn sẽ chạy trốn theo nhiều hướng, có thể lên tới hàng triệu người. Và những đơn vị quân đội Ukraine chưa bị đánh bại trực tiếp sẽ tiếp tục chiến đấu, gây nên tình trạng bất ổn kéo dài tại châu Âu trong thời kỳ hiện đại.
Tình trạng leo thang thường trực giữa Nga và châu Âu có thể vẫn nguội lạnh từ góc độ quân sự. Tuy nhiên, mặt trận kinh tế sẽ trở nên căng thẳng. Các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với Nga vào năm 2014, liên quan đến ngoại giao chính thức không quá hà khắc. Chúng có thể đảo ngược cộng với điều kiện. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới đối với ngân hàng và chuyển giao công nghệ sẽ có ý nghĩa quan trọng và lâu dài. Theo chính phủ Mỹ, các biện pháp trừng phạt sẽ chỉ được áp dụng sau khi ngoại giao thất bại và sẽ bắt đầu ở “đỉnh của nấc thang”.
Đáp lại, Nga sẽ trả đũa, rất có thể trong lĩnh vực mạng cũng như trong lĩnh vực năng lượng. Chính quyền Moscow sẽ hạn chế tiếp cận các mặt hàng quan trọng như titan, bởi Nga vốn là nước xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ hai thế giới. Cuộc chiến tiêu hao này sẽ thử thách cả hai bên. Nga sẽ tàn nhẫn trong việc cố gắng khiến một hoặc một số quốc gia châu Âu rút lui khỏi xung đột kinh tế bằng các thỏa thuận giảm thiểu căng thẳng, do đó làm suy yếu sự đồng thuận trong nội bộ khối EU và NATO.
Sức mạnh của châu Âu là đòn bẩy kinh tế. Báu vật của Nga sẽ là bất kỳ nguồn gốc nào của sự chia rẽ hoặc gián đoạn trong nước ở châu Âu hoặc ở các đối tác xuyên Đại Tây Dương của châu Âu. Nếu phát hiện ra các "lỗ hổng", Nga sẽ chủ động và chớp thời cơ. Nếu một phong trào hoặc ứng cử viên thân Nga xuất hiện, ứng cử viên đó có thể được khuyến khích trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu một điểm nhức nhối về kinh tế hoặc chính trị làm giảm hiệu quả chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh, thì đó sẽ là vũ khí cho các nỗ lực tuyên truyền của Nga và hoạt động gián điệp của Nga.
Phần lớn điều này đã xảy ra. Tuy nhiên, một cuộc chiến ở Ukraine sẽ trở nên nổi bật. Nga sẽ sử dụng nhiều nguồn lực hơn và không bị giới hạn trong việc lựa chọn các công cụ của mình. Dòng người tị nạn lớn đến châu Âu sẽ làm trầm trọng thêm chính sách tị nạn chưa được giải quyết của EU và tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những người theo chủ nghĩa dân túy. "Chén thánh" của những cuộc chiến thông tin, chính trị và không gian mạng này sẽ là cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ở Mỹ. Tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử này. Việc Donald Trump đắc cử hoặc một ứng cử viên thân Trump có thể phá hủy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào giờ khắc châu Âu dễ bị tổn thương nhất, đặt ra câu hỏi về vị trí của NATO và các đảm bảo an ninh của khối này đối với châu Âu.
Vai trò mới của NATO
Đối với Mỹ, một chiến thắng của Nga sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược lớn của nước này ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Thứ nhất, thành công của Nga ở Ukraine sẽ đòi hỏi Washington phải xoay trục sang châu Âu. Không có sự mơ hồ nào về Điều khoản 5 của NATO sẽ được cho phép. Chỉ có một cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh châu Âu mới có thể ngăn cản Nga chia rẽ các nước châu Âu với nhau.
Điều này sẽ khó khăn trong bối cảnh các ưu tiên cạnh tranh, đặc biệt là những ưu tiên đối đầu với Mỹ trong mối quan hệ đang xấu đi với Trung Quốc. Nhưng các lợi ích căn bản của Mỹ đang bị đe dọa. Nước này có lợi ích thương mại rất lớn ở châu Âu. Liên minh châu Âu và Mỹ là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau, đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Một châu Âu hòa bình, hoạt động tốt sẽ làm tăng cường chính sách đối ngoại của Mỹ — về biến đổi khí hậu, về không phổ biến vũ khí hạt nhân, về y tế toàn cầu và giải quyết căng thẳng với Trung Quốc hoặc Nga. Nếu châu Âu mất ổn định, thì Mỹ sẽ trở nên đơn độc.
NATO là phương tiện hợp lý để Mỹ có thể đảm bảo an ninh cho châu Âu và răn đe Nga. Một cuộc chiến ở Ukraine sẽ hồi sinh NATO với tư cách là một liên minh quân sự phòng thủ, đúng như mục đích thành lập ban đầu.
Mặc dù người châu Âu sẽ đòi hỏi một cam kết quân sự lớn hơn đối với châu Âu từ Mỹ, nhưng một cuộc xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine sẽ khiến mọi thành viên NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng. Đối với người châu Âu, đây sẽ là lời kêu gọi cuối cùng để cải thiện khả năng phòng thủ của châu Âu để giúp Mỹ giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan Nga-Trung.
Đối với một Moscow hiện đang đối đầu lâu dài với phương Tây, Bắc Kinh có thể đóng vai trò là hậu thuẫn kinh tế và là đối tác chống lại quyền bá chủ của Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất đối với chiến lược lớn của Mỹ, Trung Quốc có thể bị khích động bởi sự quyết đoán của Nga và leo thang căng thẳng tại Đài Loan. Nhưng không có gì đảm bảo rằng một cuộc chiến tại Ukraine sẽ có lợi cho mối quan hệ Trung-Nga. Tham vọng trở thành trung tâm của nền kinh tế Á-Âu của Trung Quốc sẽ bị tổn hại do chiến tranh ở châu Âu, vì những bất ổn mà chiến tranh mang lại. Sự khó chịu của Trung Quốc với Nga sẽ không tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng nó có thể bắt đầu các cuộc đối thoại mới.
Cú sốc trước một động thái quân sự lớn của Nga cũng sẽ làm dấy lên câu hỏi ở Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thích thú với trò chơi của Chiến tranh Lạnh là bắt tay với các siêu cường. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ thực chất với Ukraine.
Là một thành viên NATO, nước này sẽ không được hưởng lợi từ việc quân sự hóa Biển Đen và đông Địa Trung Hải. Các hành động của Nga gây mất ổn định ở khu vực rộng lớn hơn có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại với Mỹ, từ đó có thể tạo ra một vật cản giữa Ankara và Moscow. Điều này sẽ tốt cho NATO và cũng sẽ mở ra khả năng lớn hơn cho quan hệ đối tác Mỹ-Thổ ở Trung Đông. Thay vì gây phiền toái, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành đồng minh như phương Tây kỳ vọng.
Một hậu quả cay đắng của một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Ukraine đó là Nga và Mỹ giờ đây sẽ đối đầu với nhau như kẻ thù ở châu Âu. Tuy nhiên, họ sẽ là những kẻ thù không thể có những hành động thù địch vượt quá một ngưỡng nhất định. Tuy khác nhau về thế giới quan, đối lập nhau về mặt ý thức hệ, hai cường quốc hạt nhân quan trọng nhất thế giới sẽ phải kiềm chế sự phẫn nộ của mình.
Điều này sẽ dẫn đến một hành động tung hứng cực kỳ phức tạp: một tình trạng chiến tranh kinh tế và đấu tranh địa chính trị trên khắp lục địa Châu Âu, nhưng không dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện. Đồng thời, đối đầu Mỹ-Nga trong trường hợp xấu nhất có thể kéo dài đến các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông hoặc châu Phi, nếu Mỹ quyết định tái lập sự hiện diện của mình sau khi rút khỏi Afghanistan.
Duy trì thông tin liên lạc, đặc biệt là về ổn định chiến lược và an ninh mạng, sẽ rất quan trọng. Đáng chú ý là sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về các hoạt động mạng độc hại vẫn tiếp tục ngay cả trong thời kỳ căng thẳng hiện nay. Sự cần thiết của việc duy trì các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nghiêm ngặt sẽ còn lớn hơn sau một cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Không có chiến thắng vĩnh cửu
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, phương Tây không nên đánh giá thấp Nga. Chiến thắng của Nga ở Ukraine không phải là một bộ phim khoa học viễn tưởng.
Nhưng nếu phương Tây làm được gì đó để ngăn chặn một cuộc chiến, thì nó sẽ ảnh hưởng đến những gì xảy ra sau đó. Thường thì mầm mống của rắc rối nằm bên dưới lớp vỏ chiến thắng. Nga có thể làm suy yếu Ukraine trên chiến trường và biến nước này thành một quốc gia chiến bại.
Nhưng họ có thể làm như vậy chỉ bằng cách khởi tố một cuộc chiến tranh hình sự và bằng cách tàn phá cuộc sống của một quốc gia-nhà nước chưa bao giờ xâm lược Nga. Mỹ và châu Âu cùng các đồng minh, cũng như các khu vực khác trên thế giới sẽ đưa ra kết luận và chỉ trích các hành động của Nga.
Thông qua các liên minh và sự ủng hộ của họ đối với người dân Ukraine, phương Tây có thể là hiện thân của sự thay thế cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho một đặc tính hợp pháp. Những nỗ lực của Nga trong việc gieo rắc rối loạn có thể trái ngược với những nỗ lực của phương Tây trong việc khôi phục trật tự.
Phương Tây có thể nhận vai chính diện trong cuộc xung đột này. Những cuộc chiến đã thắng thì không thực sự là chiến thắng. Tất cả các quốc gia thường xuyên tự đánh bại mình theo thời gian bằng cách phát động và sau đó giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh sai trái.