Tăng tiền ăn cho VĐV chỉ đủ bù trượt giá?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Từ 1/1/2021, mức tiền ăn cho các tuyển thủ và tuyển thủ trẻ quốc gia sẽ được điều chỉnh lên 320 nghìn đồng/người/ngày, tăng 30 nghìn đồng. Riêng trong thời gian tập huấn chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic, mức áp dụng là 480 nghìn đồng.
Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.
Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.

Cũng như những lần trước, mức mới chỉ đáp ứng bù trượt giá, chứ thực chất không hề tăng. Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.

Tăng cũng như không

Thông tư liên Bộ quy định về chế độ dinh dưỡng đối với HLV, VĐV thể thao thành tích cao vừa được ban hành, và có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, trong thời gian tập huấn trong nước, các HLV, VĐV được điều chỉnh tăng mức tiền ăn hàng ngày so với định mức đang áp dụng từ 1/10/ 2018, cụ thể: Đội tuyển Quốc gia: 320.000 đồng/người/ngày (tăng 30.000 đồng). Đội tuyển trẻ quốc gia: 320.000 đồng/người/ngày (tăng 30.000 đồng). Đội tuyển cấp tỉnh, ngành: 240.000 đồng/người/ngày (tăng 20.000 đồng). Đội tuyển trẻ cấp tỉnh, ngành: 200.000 đồng/người/ngày (tăng 25.000 đồng).

Đáng chú ý, các HLV, VĐV được triệu tập vào các ĐTQG để chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic sẽ được hưởng mức ăn hàng ngày là 480.000 đồng/người/ngày (tăng thêm 80.000 đồng), trong thời gian tối đa 90 ngày.

Có thể thấy các định mức ấy trên thực tế mới chỉ điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá cả thị trường sau hai năm, và thực chất chưa hề tăng. Tuy chưa hề tăng song như nhìn nhận theo cách tích cực đơn giản của những người trong cuộc thì chí ít sự điều chỉnh “bù” lần này cũng khá kịp thời, chứ không chậm trễ đến mức khó tin như trước.

Tiền ăn tăng... 120 nghìn đồng sau 9 năm

Với định mức mới lần này, mức tiền ăn cho các VĐV đã được điều chỉnh sau hai năm, chứ không phải chờ dài cổ tới 7 năm như lần trước.

Tăng tiền ăn cho VĐV chỉ đủ bù trượt giá? ảnh 1

Theo thống kê, mức tiền ăn của thành viên của các ĐTQG Việt Nam hiện tại chưa bằng một nửa của các đồng nghiệp Thái Lan, Malaysia và thậm chí so với Singapore thua tới 4 lần. 

200 nghìn đồng/ngày cho tuyển thủ quốc gia và 150 nghìn đồng với tuyển thủ trẻ quốc gia là mức tiền ăn được áp dụng từ 2011. Mức này nhanh chóng bộc lộ bất cập, trong điều kiện vật giá leo thang. Các tuyển thủ, nhất là ở những môn có khối lượng vận động nặng, mới chỉ có thể ăn cho  đủ no bụng, chứ chưa đủ chất. Thế nhưng phải đến tận tháng 10/2018, qua 7 năm, nó mới được  điều chỉnh lên mức 290 nghìn đồng/ngày.

Điểm tích cực nhất của sự thay đổi, là mức ăn đã không còn phân biệt giữa tuyển thủ quốc gia và tuyển thủ trẻ như trước. Các tuyển thủ trẻ vốn đòi hỏi dinh dưỡng cao đã được đảm bảo gấp đôi mức 150 nghìn đồng khi trước. Điều đó đã có những tác động lớn đối với việc tập luyện, thi đấu của các vận động viên đang tuổi ăn tuổi lớn.

Chỉ có điều, đối với các tuyển thủ quốc gia, những người đang gánh vác trực tiếp việc đua tranh thành tích, thì mức tiền ăn tiếng là tăng mà như không tăng. Đơn giản vì mức mới 290 nghìn đồng thậm chí còn thấp hơn cả mức cũ 200 nghìn đồng, đặt trong điều kiện vật giá leo thang. Nó chỉ giúp các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia đỡ khổ hơn trong việc cân đối nuôi quân, chứ chưa thể đáp ứng cho các tuyển thủ quốc gia ăn ngon, ăn đủ chất, chứ chưa nói đến ăn theo đúng đặc thù. Địa điểm nuôi quân cực chẳng đã phải ứng phó bằng cách chia sẻ khẩu phần ở những môn có nhu cầu dinh dưỡng thấp như thể dục dụng cụ, bắn súng cho các môn đòi hỏi cao như cử tạ, vật, karatedo.

Và giờ với mức điều chỉnh thêm 30 nghìn đồng, mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. Mức mới 320 nghìn đồng cũng lại rơi vào tình trạng thấp hơn mức 290 nghìn đồng của hai năm trước. Nhìn lại cả quá trình mới thấy tiền ăn cho các VĐV, cụ thể là các tuyển thủ quốc gia, chỉ tăng 120 nghìn đồng sau hơn 9 năm.

Xem ra việc giải quyết bài toàn dinh dưỡng cho các tuyển thủ quốc gia vẫn sẽ chỉ mang tính ứng phó tình thế, theo kiểu được chăng hay chớ. Các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia, các địa phương nuôi quân vẫn cứ phải  gồng mình gắng sức trước những cơn bão giá. Còn chính các VĐV, kể cả các tuyển thủ từ lâu đã quá quen với chuyện ăn đúng nghĩa để no và đủ số lượng.

Theo thống kê, mức tiền ăn của thành viên của các ĐTQG Việt Nam hiện tại chưa bằng một nửa của các đồng nghiệp Thái Lan, Malaysia và thậm chí so với Singapore thua tới 4 lần. 

Như đánh giá của các chuyên gia thể thao, quá khó để một tuyển thủ quốc gia, dù có tài năng và quyết tâm đến đâu, có thể vươn tới tầm châu lục, tập luyện trong các điều kiện như những năm 1980 ở Trung tâm HLTTQG Hà Nội, với mức tiền ăn 320 nghìn đồng/ngày và nhận tiền công tối đa 6-7 triệu đồng/tháng.

Hiện tại ngành thể thao đã xin được chế độ đầu tư trọng điểm cho các tuyển thủ đặc biệt xuất sắc với mức tiền ăn 400 nghìn đồng/ngày và mức tiền công 400 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên chỉ có 50-70 VĐV trong tổng số trên 1.000 tuyển thủ được tập trung hàng năm được hưởng mức này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
(Ngày Nay) - Sáng 29/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”.
Ảnh minh hoạ.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết đã bắt giữ hơn 1.000 đối tượng bị tình nghi là tội phạm mạng tại 19 quốc gia châu Phi trong một chiến dịch diễn ra vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10/2024.
Sữa đặc là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk, đã có mặt tại 35 quốc gia trên thế giới
Vinamilk: Một thương hiệu Quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
(Ngày Nay) - Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia. Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày càng nâng cao giá trị .