SEA Games 31 ngổn ngang bao chuyện thu - chi

[Ngày Nay] - Đến thời điểm này, SEA Games 31 năm 2021 tại Việt Nam vẫn đang ngổn ngang, không khác gì quá trình chuẩn bị của nhiều nước chủ nhà ở các kỳ Đại hội trước. Chưa tổ chức song có thể đoán trước nước chủ nhà sẽ lỗ nặng dù tiết kiệm tối đa, do mảng vận động tài trợ quá chậm trễ và yếu kém. 
Đến thời điểm này, SEA Games 31 năm 2021 tại Việt Nam vẫn đang ngổn ngang, không khác gì quá trình chuẩn bị của nhiều nước chủ nhà ở các kỳ Đại hội trước.
Đến thời điểm này, SEA Games 31 năm 2021 tại Việt Nam vẫn đang ngổn ngang, không khác gì quá trình chuẩn bị của nhiều nước chủ nhà ở các kỳ Đại hội trước.

Nước đến chân mới nhảy

Ở thời điểm chỉ còn 1 năm trước Đại hội, việc chuẩn bị cho SEA Games 31 hiện đang ngổn ngang đủ kiểu. Nguyên nhân phần nào do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khâu. Mặt khác, đề án SEA Games 31 được thông qua muộn hơn dự kiến.

Hậu quả là tới nay, các ban bệ trong hệ thống tổ chức Đại hội đều chưa xác định, từ Trung tâm điều hành đại hội cho đến 9 tiểu ban như Khai mạc và bế mạc; Lễ tân, khánh tiết; Tài chính, vận động tài trợ; Chuyên môn, kỹ thuật; An ninh; Giao thông; Cơ sở vật chất, hậu cần và dịch vụ công cộng; Y tế và kiểm tra doping; Thông tin, truyền thông.

Khả năng khai thác thương mại, vận động tài trợ của BTC SEA Games Việt Nam lại gây thất vọng với chỉ tiêu vỏn vẹn 25 tỷ đồng. Thậm chí nếu tính toán đủ kiểu thì con số thu về dự kiến chỉ đạt 190 tỷ đồng. Mức này khá thấp so với số tiền ước tính phải chi để tổ chức SEA Games 31 thành công: Hơn 2.500 tỷ đồng...

Không có các đơn vị trực tiếp triển khai công việc, tình hình chuẩn bị cho SEA Games 2021 đang rất chậm, nhất là khi kinh phí vẫn chưa được chốt, ảnh hưởng đến cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hậu cần và dịch vụ công cộng, chuẩn bị lực lượng VĐV...

Khó khăn càng tăng do quá trình rà soát toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ SEA Games 31 vẫn chưa hoàn tất trong lúc thời gian không còn nhiều. Đại hội diễn ra từ 21/11-2/12/2021 tại Hà Nội cùng một số địa điểm lân cận, với một chương trình thi đấu gồm 40 môn. Dù đã hủy bỏ kế hoạch xây làng VĐV do quá tốn kém, BTC vẫn tiếp tục đau đầu khi sân Hàng Đẫy không kịp đại tu cho bóng đá nam và cần địa điểm thi đấu mới cho tennis. Xem ra, loại trừ ảnh hưởng của COVID-19 thì nếp quen tiêu cực “nước đến chân mới nhảy” của các chủ nhà SEA Games vẫn chưa trị dứt.

SEA Games 31 ngổn ngang bao chuyện thu - chi ảnh 1

Trong làng thể thao Đông Nam Á, có lẽ chỉ mỗi chủ nhà Thái Lan là thường xuyên chuẩn bị tốt cho SEA Games với các địa điểm thi đấu đều hoàn thành sớm gần 1 năm.

Trong làng thể thao Đông Nam Á, có lẽ chỉ mỗi chủ nhà Thái Lan là thường xuyên chuẩn bị tốt cho SEA Games với các địa điểm thi đấu đều hoàn thành sớm gần 1 năm. Cá biệt có Philippines tổ chức SEA Games 2019 mà trước ngày khai mạc khoảng 1 tháng, những địa điểm thi đấu như Rizal Memorial Coliseum, Ninoy Aquino Stadium và Philsports Arena đều còn đang nâng cấp.

Singapore từng xin bỏ quyền tổ chức SEA Games 2007 do không đủ thời gian xây mới Sân vận động Quốc gia. Đến lúc tổ chức SEA Games 2015, họ cũng chỉ kịp giới thiệu logo, mascot và bài hát của Đại hội lúc ngày khai mạc không còn bao xa. Tương tự là Indonesia khi tổ chức SEA Games 2011: Đại hội khởi tranh vào đầu tháng 11 mà tới tháng 6, khâu chuẩn bị vẫn rối tinh, rối mù.

Thu chỉ bù đắp 1% tổng chi phí

SEA Games 2003 thất thu lớn có thể xem như một bài học phải chấp nhận, vì đây là lần đầu tiên VN tổ chức sự kiện lớn này. Tuy nhiên, chênh lệch quá lớn giữa khoản thu và chi tại SEA Games 22 vẫn đáng để suy nghĩ. Theo BTC cho biết, chi phí thời điểm đó ước khoảng 60-70 triệu đô la, quy đổi ra tiền VN là khoảng 4.700 tỷ đồng.  Trong khi đó, BTC chỉ vận động được một nguồn tài trợ 70 tỷ đồng (tính cả tiền mặt và hiện vật). Nói cách khác, đóng góp ngoài ngân sách cho SEA Games chỉ chiếm 1%

SEA Games 31 ngổn ngang bao chuyện thu - chi ảnh 2

Khả năng khai thác thương mại, vận động tài trợ của BTC SEA Games Việt Nam lại gây thất vọng với chỉ tiêu vỏn vẹn 25 tỷ đồng. 

Đến SEA Games 2021 sắp tới, khả năng khai thác thương mại, vận động tài trợ của BTC VN lần nữa lại gây thất vọng với chỉ tiêu vỏn vẹn 25 tỷ đồng. Thậm chí nếu tính toán đủ kiểu thì con số thu về dự kiến chỉ đạt 190 tỷ đồng. Mức này khá thấp so với số tiền ước tính phải chi để tổ chức SEA Games 31 thành công: Hơn 2.500 tỷ đồng, bao gồm gần 1.000 tỷ đồng tổ chức Đại hội và hơn 800 tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất. Một lần nữa, đóng góp ngoài ngân sách cho SEA Games chỉ chiếm 1%.

Xét về chi phí tổ chức SEA Games, Vietnam 2021 dự kiến mất hơn 1.800 tỷ đồng (khoảng gần 90 triệu đô la). Đây là mức chi rất ổn, phần nào do chủ động cắt giảm nhiều thứ vì COVID-19. BTC SEA Games 31 rõ ràng tiết kiệm rất nhiều nếu so với tổng kinh phí 315 triệu USD của Philippines 2019, hơn 100 triệu đô la của Malaysia 2017, gần 300 triệu đô la của Singapore 2015, hơn 400 triệu đô la của Myanmar 2013, 232 triệu đô la của Indonesia 2011 hoặc 95 triệu đô la của Lào 2009...

Chỉ có điều, không như VN, các chủ nhà SEA Games khác tuy chi nhiều, song thu lại cũng rất đáng kể. Malaysia 2017 kiếm được tới 24 triệu đô la chỉ từ riêng khoảng 300 nhà tài trợ.  Singapore 2015 vận động được khoảng 50 triệu đô la, chưa kể các nguồn thu khác dẫn tới ước tính tổng cộng chừng 100 triệu đô la. Theo thống kê ở các kỳ SEA Games gần đây, các nước chủ nhà như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia đều đạt tỷ lệ từ 30 - 35% giữa thu với chi. Trong đó, tỷ lệ được ghi nhận cao nhất là 35% đối với Malaysia vào năm 2001.

Xem ra, có thể tiết kiệm tối đa, thì nước chủ nhà Việt Nam vẫn đạt tới mức độ “khủng” nhất về kinh phí nhà nước bao cấp, và “đội sổ” trong việc vận động tài trợ, tạo nguồn thu. 

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.