Vào chùa học ăn chay

Vào chùa học ăn chay

Trong guồng sống hối hả, ngày càng có nhiều người tìm tới ăn chay nhằm thay đổi hương vị bữa ăn. Việc ăn chay không còn nằm trong quan điểm của Phật giáo, mà từ ngẫu hứng, rất nhiều người đã dần đam mê ăn chay.

____________

Vào chùa học ăn chay ảnh 1

Mắc bệnh rối loạn nội tiết từ lâu, Ánh Tuyết (39 tuổi, Hà Nội) - Chủ nhiệm CLB Ăn chay Hà Nội thường xuyên phải nhập viện để điều trị chứng băng huyết.

Kể từ khi chuyển sang ăn chay trường, Tuyết cảm thấy có sự chuyển biến trong cơ thể, bệnh tình dần thuyên giảm và tinh thần thì nhẹ nhõm hơn nhiều. Những ngày rảnh rỗi, Tuyết tranh thủ đi lễ chùa Vân (Gia Lâm, Hà Nội) rồi nghe sư thầy Thích Đàm Hợp chia sẻ về cách ăn chay trường tốt cho sức khỏe.

Với mong muốn lan tỏa những lợi ích của phương pháp ăn chay tới mọi người, Ánh Tuyết đã đề đạt nguyện vọng với sư thầy Thích Đàm Hợp, tổ chức một lớp dạy nấu đồ chay ngay tại chùa Vân để mọi người có cơ hội học hỏi, tham khảo thêm các món ăn chay cho bữa ăn thêm phong phú.

“Tôi nảy ra ý tưởng này vào khoảng hơn một năm trước, ban đầu tôi chỉ mời gọi các bạn bè và người thân của mình tới chùa học vào mỗi cuối tuần. Sau đó dần dần ý tưởng này được mọi người hưởng ứng và chia sẻ thông tin lên Facebook”, Tuyết nói.

Vào chùa học ăn chay ảnh 2

Khi tới tham dự lớp học, các “học viên” không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Các nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn từ vườn rau trong chùa, các món ăn rất đa dạng từ nấu canh, làm tương miso đến các món thức ăn cầu kì… Mỗi món ăn đều được sư thầy Thích Đàm Hợp giảng giải về công dụng, cách chế biến sao cho cân bằng dinh dưỡng.

Ở độ tuổi gần 70, sư thầy Thích Đàm Hợp vẫn hết sức khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Cứ mỗi sáng, bài tập thể dục buổi sáng của thầy là những bước chân dẻo dai ra vườn rau, chăm bón, tưới tắm chúng… Những khóm tía tô, giàn bí, luống đậu bắp… cứ thế lớn nhanh như thổi không cần thuốc tăng trưởng, chẳng khác nào những khu vườn hữu cơ ở các vùng chuyên canh rau sạch ngoại thành.

“Sáng nào tôi cũng phải tưới rau, chăm bón như một thói quen khó bỏ” - sư thầy cười nói. “Vườn cây này đủ để tôi trồng nhiều thức cây mình muốn, hoa màu để tôi cùng các Phật tử thu hoạch, làm đồ chay rồi biếu mọi người mang về…”.

Khi con người bị bệnh là lúc cơ thể mất cân bằng, một trong những lý do chính là nguồn thức ăn mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Dù là bữa mặn hay bữa chay, ta cũng phải kết hợp hài hòa các nguyên liệu để có đủ âm và dương.

Sư thầy Thích Đàm Hợp

Hơn 20 năm đọc các tài liệu chuyên về ăn chay và dinh dưỡng, sư thầ,y Thích Đàm Hợp cho rằng mỗi món ăn lại là một bài thuốc, nhưng ăn uống phải có tỷ lệ nhất định.

“Khi con người bị bệnh là lúc cơ thể mất cân bằng, một trong những lý do chính là nguồn thức ăn mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Dù là bữa mặn hay bữa chay, ta cũng phải kết hợp hài hòa các nguyên liệu để có đủ âm và dương”, sư thầy chỉ bảo cặn kẽ.

Vào chùa học ăn chay ảnh 3

Thế nhưng theo sư thầy, khi ăn không nhất thiết phải quá chú trọng vào việc chọn món gì, chế biến như nào, mà là cách ăn. “Chưa cần bàn tới ăn theo phương pháp gì, phải nhớ rằng cơ thể có tận dụng được hết chất dinh dưỡng hay không lại do cách mình ăn. Những chuyện tưởng như nhỏ nhặt như cách nhai cũng là một điều phải để tâm nếu muốn khỏe mạnh”.

Ngày nay, càng có nhiều người tìm tới ăn chay như một phương pháp chữa bệnh, còn theo sư thày Thích Đàm Hợp, đó chỉ là bước đầu để cải thiện chất lượng sống.

“Trong các khóa dạy nấu đồ chay, ngoài việc chỉ dẫn cho các Phật tử cách chọn nguyên liệu và chế biến, tôi luôn cố gắng giảng giải các triết lý của Đạo Phật để mọi người ngộ ra rằng chuyện ăn uống chỉ là cái bên ngoài. Ta cần phải tu sửa bên trong mình, giải tỏa hết những phiền muộn trong lòng thì mọi phiền não sẽ tan biến”, sư thày chỉ ra.

Chia sẻ về mục đích mở ra lớp học nấu đồ chay, sư thầy Thích Đàm Hợp cho biết đã từng đến rất nhiều bệnh viện để làm từ thiện, chứng kiến nhiều cảnh bệnh tật đau lòng, sư thầy nảy sinh mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp mọi người xung quanh cải thiện sức khỏe: “Trong thời buổi này, ai cũng có thể mắc bệnh. Tôi quan niệm rằng cho người ta con cá không bằng cho họ cần câu, chỉ dẫn người ta cách ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng ấy mới là cách tốt nhất để làm việc thiện”.

Vào chùa học ăn chay ảnh 4
Vào chùa học ăn chay ảnh 5

Gặp Dẫn ở chùa Vân, một chàng trai 27 tuổi quê Nam Định, mọi người khó mà tin được một thanh niên cao lớn, trẻ trung lại đang mang trong mình căn bệnh ung thư máu ác tính.

Dẫn kể không biết mầm bệnh có trong người từ khi nào, chỉ biết dạo gần đây khi ăn uống đột nhiên thấy chảy máu chân răng, cắn miếng hoa quả cũng thấy đau lợi.

Đi khám nhiều nơi vẫn không ra bệnh, cuối cùng Dẫn lặn lội một mình tới Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, sau nhiều lần xét nghiệm, cuối cùng anh nhận được kết quả ung thư máu. Với một người còn trẻ, lời nói của bác sĩ khi đó như “sét đánh ngang tai” đối với Dẫn, bao dự định còn dang dở giờ đành gác lại.

Tháng 7 vừa qua, Dẫn bắt đầu bước vào đợt hóa trị đầu tiên. “Ngay ngày đầu nhập viện tôi đã phải trải qua rất nhiều bước. Nào là cách ly để phòng ngừa COVID-19, nào là lấy máu xét nghiệm, rồi chọc tủy,…nội việc làm xét nghiệm thôi đã mất tới 4 ngày”, Dẫn hồi tưởng.

Vào chùa học ăn chay ảnh 6

Nhớ lại lúc trong viện, Dẫn cho biết căn bệnh không khiến anh thấy sợ bằng việc phải ở trong viện truyền hóa chất liên tục. Những ngày đầu, Dẫn hơi bất ngờ khi thấy mọi người cùng buồng vẫn tỏ ra hết sức lạc quan, ai cũng nói chuyện thoải mái với nhau, chẳng ai đả động nhiều tới bệnh tình của nhau. Nhưng cứ hễ nghe tin một người sắp “bị bệnh viện trả về” là hôm đó chẳng ai buồn nói chuyện, anh Dẫn nói.

“Trước đây tôi có sở thích rèn luyện võ thuật, nhưng bị bệnh rồi thì buộc phải bỏ. Những ngày trong viện tôi chỉ biết đọc sách, trong đó có Phật giáo”. Hết đợt hóa trị đầu tiên, Dẫn suy nghĩ rất lâu rồi nói với bố: “Thôi mình ra viện đi bố. Con không muốn ở trong viện thêm nữa”.

Được một thày dạy võ mách nước, Dẫn cùng mẹ tới chùa Vân để tìm kiếm sự thanh thản. Đều đặn 3 buổi một ngày, Dẫn tụng kinh niệm Phật, kết hợp ăn chay. Dẫn cho biết. “Trước đây mình quá thoải mái với bản thân, thích gì ăn đấy mà không chịu lắng nghe cơ thể cần gì, thiếu gì. Bây giờ ngoài việc ăn chay, tôi còn kết hợp đọc Kinh để vừa thanh lọc thể chất, vừa thanh lọc tinh thần”. Kể từ khi chuyển vào chùa sống thanh đạm với những bữa cơm rau, Dẫn không còn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi như những ngày còn điều trị trong bệnh viện. Cơ thể Dẫn như nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn.

“Tôi biết ung thư máu rất khó điều trị, trung bình sự sống của người bệnh chỉ kéo dài 2 năm. Con đường tôi đang đi dù không rõ thời hạn, nhưng ít nhất với chế độ ăn chay, tôi được bình yên và thực sự thoải mái”.

Vào chùa học ăn chay ảnh 7
Vào chùa học ăn chay ảnh 8

Lần đầu tuyên bố chuyển sang ăn chay trường, Nguyễn Quyên (25 tuổi, Hà Nội) kể rằng, ai cũng nhìn cô bằng con mắt nghi ngại.

“Ở cơ quan, đồng nghiệp cứ hỏi tôi sao còn trẻ lại đi ăn chay. Gia đình thì mới đầu cũng phản đối. Mọi người cứ nghĩ rằng ăn chay là thiếu chất” - Quyên chia sẻ. “Dù sao thì bắt tay vào hành động vẫn hơn là ngồi giải thích, tôi tìm đọc các tài liệu và tham gia các hội nhóm ăn chay trên mạng”.

“Có tìm hiểu mới biết hóa ra có rất nhiều người trẻ lựa chọn ăn chay giống tôi. Chính điều này khiến tôi thấy có động lực tiếp tục hành trình của mình” - Quyên nói. ”Những ngày đầu ăn chay, có người ủng hộ có người không, nhưng với tôi thì điều quan trọng là mình hiểu được mình cần gì và mong muốn điều gì”.

Những ngày đầu, Quyên gặp không ít khó khăn vì cơ thể chưa thể thích ứng được với chế độ ăn mới. Tụt huyết áp hay mệt mỏi thường xuyên xảy ra, nhưng Quyên cho biết đây là trạng thái phổ biến khi mới ăn chay và dần biến mất sau khoảng 2-3 tuần.

Dù trước khi ăn chay trường, bữa ăn của Quyên đã có 60-70% là thực phẩm hữu cơ như: cơm, đậu, lạc và trứng. Lúc chuyển sang ăn chay 100%, cô phải bổ sung thêm các bữa phụ trong ngày để tránh tình trạng kiệt sức.

“Bình thường mọi người ăn 3 bữa trong ngày. Còn khi ăn chay thì cơ thể tiêu thụ rất nhanh các loại rau củ nên dẫn đến nhanh đói. Có những ngày tôi bận làm việc mà không kịp chuẩn bị bữa phụ là cơ thể biểu tình ngay”, Quyên nói.

Sau nửa năm ăn chay trường, Quyên cho biết mọi người xung quanh dần thay đổi định kiến về ăn chay khi thấy cô vẫn làm việc, sinh hoạt như bình thường. “Vui nhất là khi có người nói rằng từ câu chuyện của tôi, họ có thêm động lực để ăn chay. Tôi luôn tâm niệm ăn chay là để chữa lành tâm hồn”.

Vào chùa học ăn chay ảnh 9

Bài: Huy Vũ

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.