Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ

Thắng thua thuộc rất nhiều yếu tố, điều quan trọng là những gì mà Hoa hậu Phạm Hương đạt được khi về nước: đó là tình yêu và sự ủng hộ của khán giả nước nhà
Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ

Cuối cùng thì điều mà không khán giả Việt Nam nào mong muốn đã trở thành sự thật: Đại diện Việt Nam Phạm Hương trắng tay, bị loại khỏi Top 15 tại đấu trường Miss Universe 2015.

Thực tế trước đó, nhiều người trông đợi vào Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 sẽ "làm nên chuyện" khi cô sở hữu quá nhiều yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ rất lâu cùng ekip hỗ trợ hùng hậu bậc nhất hiện nay từ nhà thiết kế - các chuyên gia tập luyện - truyền thông, Phạm Hương gần như nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của khán giả quê nhà và những lời khen "có cánh" của đồng loạt các chuyên gia nhan sắc quốc tế có tiếng. Với tất cả những điều đó, đại diện Việt Nam hoàn toàn có thể lọt vào top 15 chung cuộc hay thậm chí đi xa hơn...

Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ ảnh 1

Đại diện Việt Nam - Hoa hậu Phạm Hương dự thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Điều đó đã không xảy ra, và tất nhiên mọi thứ đều có lời lý giải của nó. Trước tiên phải nói đến đó là hình thể của Phạm Hương. Không ai có thể phủ nhận nhan sắc đến từ Hải Phòng này sở hữu một thân hình săn chắc, khỏe mạnh do cô tích cực tập luyện thường xuyên cùng các chuyên gia sức khỏe và thể hình suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, nếu xét về chỉ số hình thể, Phạm Hương thua kém các thí sinh khác về số đo 3 vòng, đặc biệt là vòng 1 của cô khá nhỏ (số đo 3 vòng của Phạm Hương là 80 - 59 - 90). Cộng với chiều cao 1m73 so với nhiều người đẹp khác tại Miss Universe 2015 có chiều cao trung bình là 1m78, đây được xem là hai yếu điểm "chết người" của Phạm Hương tại sân chơi này.

Ngay cả gương mặt khá Tây của người đẹp cũng được xem là một bất lợi. Một đại diện nước nhà từng tham dự rất nhiều các cuộc thi Hoa hậu Thế giới đánh giá về hoa hậu Phạm Hương như sau: "Cô ấy rất đẹp, đẹp nhất từ xưa tới giờ trong số các đại diện của Việt Nam đi thi, nhưng cái đẹp của cô ấy lại quá tây, mà so với các hoa hậu khác ở Châu Âu thì không có cửa. BGK nếu chấm theo tiêu chí cái đẹp đại diện Châu Á thì Phạm Hương lại không mang nét truyền thống của người Á để được lựa chọn." Tất nhiên đây cũng chỉ là góc nhìn của một người nhưng rõ ràng là không phải không có cơ sở.

Nhiều ý kiến cho rằng một nguyên nhân khác có thể đưa đến thất bại cho Phạm Hương, đó là ngoại ngữ và nội dung truyền đạt trong các vòng phỏng vấn. Trước ngày lên đường, Phạm Hương chia sẻ đoạn clip cô sử dụng tiếng Anh ở mức độ...chấp nhận được. Nhưng công tâm nhìn nhận thì cô vẫn chưa thật sự nói tiếng Anh hoàn toàn lưu loát.

Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ ảnh 2

Phần trình diễn đỉnh cao của Hoa hậu Mỹ.

Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ ảnh 3

Thân hình bốc lửa của Hoa hậu Philippines.

So với dàn thí sinh vào top 15, hai đại diện Philippines, Thailand sử dụng ngôn ngữ này gần như thuần thục; hoặc tiếng Tây Ban Nha - vốn được xem là ngôn ngữ chính thức thứ hai tại cuộc thi - thì lại là ngôn ngữ chính của một loạt cường quốc sắc đẹp Mỹ la tinh vào top như Venezuela, Mexico, Colombia, Dominican Rep.

Về phần chia sẻ thông tin trong vòng interview (phỏng vấn), không khó để nhận ra ưu thế của các đại diện Pháp, Nhật, Indonesia khi các thí sinh này đều mang đến nạn khủng bố, phân biệt chủng tộc, vượt lên định kiến để chia sẻ. Đừng quên đây đang là những đề tài "hot" - dễ "đánh" vào tâm lý BGK.

Ai cũng trông đợi vào một kết quả "trong mơ" dành cho nhan sắc Việt. Nhưng chúng ta quên mất là người Mỹ rất thực tế, nhất là chương trình vốn thuộc về công ty tư nhân tổ chức (bắt đầu từ năm nay cuộc thi không còn thuộc bản quyền tỉ phú Donald Trump). Họ nhận thức rõ ràng: ai, cái gì, và điều gì nên làm để họ có thể sinh lợi trong hiện tại và cả tương lai, hay nói rõ hơn là có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà tổ chức chắc chắn sẽ được ưu tiên.

Vì sao Phạm Hương 'trắng tay' tại Hoa hậu Hoàn vũ ảnh 4

Phạm Hương thất bại tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ gây thất vọng cho không ít khán giả bởi sự kỳ vọng quá nhiều.

Yếu tố chính trị cũng có thể là điều cần nhắc đến, không phải để lí giải cho sự thua cuộc của Phạm Hương, mà là để lí giải cho sự xuất hiện của những ứng viên khác vào Top. Đừng nói rằng yếu tố chính trị không liên quan đến các cuộc thi nhan sắc vì suy cho cùng, mọi hoạt động văn hóa tầm quốc tế đều có xét đến yếu tố chính trị ít nhiều trong đó. Sự nể nang, nhường suất hay tận dụng các mối quan hệ cho những hợp đồng tài trợ chương trình béo bở theo sau không thể không xét tới trong quá trình chọn lựa thí sinh vào vòng trong.

Giờ không phải là lúc mổ xẻ thất bại của Phạm Hương để chê trách vì thật sự cô ấy đã nỗ lực hết sức mình. Nâng cấp cái nhận định về nét đẹp trong khuôn khổ Quốc tế (bỏ hẳn cái gọi là "Đẹp theo kiểu Việt Nam" để ra Quốc tế) là điều nên làm.

Có lẽ sau lần này, việc chọn 1 người cao hơn, hoặc gần nhất với 1m80 và có số đo 3 vòng gần nhất với thông số 90-60-90, học giỏi, duyên dáng, ứng xử tốt, có kỹ năng sống tốt, tự tin...thì may ra Việt Nam mới ghi dấu trên đấu trường sắc đẹp quốc tế được. Còn ngoài ra, đánh giá chủ quan theo cảm tính ở những hạng mục kỹ năng và các thông số không đạt chuẩn chẳng bao giờ đem lại thành công...

Suy cho cùng, thất bại của Việt Nam cùng các đại diện nặng ký khác Brazil, Paraguay, Great Britain, India năm nay cũng như của Ecuador năm 2012, Venezuela năm 2010, Panama năm 2008. Đại diện đảo quốc Bahamas thi 60 năm còn chưa lọt top 15 lần nào. Đó là lẽ thường tình cho cái gọi là may rủi khi tham gia thi thố.

Thắng thua thuộc rất nhiều yếu tố, điều quan trọng là những gì mà Hoa hậu Phạm Hương đạt được khi về nước: đó là tình yêu và sự ủng hộ của khán giả nước nhà. Chắc sẽ phải lâu lắm, Việt Nam mới "đào" ra được những hoa hậu như Phạm Hương. Khoan bàn về kết quả, chỉ với chiến lược, cách đầu tư hình ảnh, kĩ năng trình diễn thực sự thì đại diện Việt Nam đã có sự có tiến bộ vượt bậc.

Thành Nam

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.