Việc xét tuyển đại học cần giao cho các trường

Từ thực tế xét tuyển đại học (ĐH) năm 2015 còn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không nên can thiệp quá sâu vào công tác tuyển sinh của các trường. Đó cũng là cách để thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh đại học (ĐH) mà Luật Giáo dục đại học đã quy định.
Việc xét tuyển đại học cần giao cho các trường

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với việc thiết kế lại các vấn đề mang tính kỹ thuật để hoàn thiện phương án tuyển sinh năm sau, cần phải phân tầng việc xét tuyển của các trường để tránh tình trạng “chơi chứng khoán” như đợt xét tuyển vừa qua.

Thực tế, việc xét tuyển năm nay “chảy từ cao xuống thấp” trong các ngành của từng trường, còn trong xã hội là “chảy” từ trường có thương hiệu xuống những trường ít thương hiệu hơn. Chính điều này tạo nên tâm lý của thí sinh là cứ vào được trường ĐH, học ngành gì tính sau, rất nguy hiểm. Đây cũng chính là điều mà Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã chỉ ra khi rút kinh nghiệm về đợt xét tuyển đầu tiên năm 2015.

Việc xét tuyển đại học cần giao cho các trường - anh 1

Việc xét tuyển đại học cần giao cho các trường

Theo Bộ trưởng, một trong nguyên nhân khiến tuyển sinh vừa qua bất cập còn do đồng loạt nhiều trường ĐH để ngưỡng điểm sàn vào trường chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT... mà không có sự phân tầng theo chất lượng đào tạo, khiến hàng chục nghìn thí sinh, phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo.

Còn ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính công nghệ viễn thông, cho rằng, Bộ GD&ĐT không nên “ôm” công tác tuyển sinh, mà hãy giao quyền tự chủ cho các trường ĐH. “Gộp hai kỳ thi thành một kỳ thi là định hướng đúng nhưng phải đúng như tinh thần mà Bộ GD&ĐT đã chỉ ra, đó là chỉ còn một kỳ thi để các trường lấy kết quả xét tuyển. Nhưng đến khâu xét tuyển thì phải để các trường tự chủ. Trên thế giới, không có quốc gia nào mà Bộ GD&ĐT lại đứng ra làm công tác tuyển sinh”, ông Lê Hữu Lập nói.

Theo đó, Bộ GD&ĐT chỉ cần can thiệp ở hai tiêu chí: Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường; định ra mức điểm sàn để bảo đảm ngưỡng đầu vào ĐH. Còn việc xét tuyển nên để các trường hoàn toàn tự quyết định chứ không nhất thiết phải xét tuyển chung, chung phần mềm tuyển sinh như năm 2015 đã làm. Điều đó có nghĩa, Bộ GD&ĐT, cơ quan quản lý nhà nước chỉ công bố dữ liệu thi quốc gia và giám sát phương án tuyển sinh của các trường mà các trường đã báo cáo với Bộ. Nếu các trường tuyển sinh không đúng như phương án đã báo cáo thì sẽ bị xử lý nghiêm.

Nếu thực hiện được như vậy thì các trường sẽ hoàn toàn tự chủ trong việc xét tuyển của mình về phần mềm tuyển sinh, hoặc các trường có thể xét tuyển thành nhiều đợt trong năm chứ không nhất thiết phải tuyển vào một thời điểm. Công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng tuyệt đối, thí sinh chỉ cần ngồi ở nhà để đăng ký xét tuyển, thí sinh nào được trường công nhận trúng tuyển thì sẽ bị xóa khỏi dữ liệu của Bộ, không còn cơ hội để đăng ký vào trường khác, như vậy sẽ lọc được tỷ lệ ảo.

Theo nhiều chuyên gia, đây là cách tuyển sinh của thế giới hiện nay và “Việt Nam đã học kinh nghiệm của thế giới thì cần học cho hết”. Cách xét tuyển này cũng sẽ làm cho thí sinh phải đăng ký xét tuyển đúng ngành nghề mà mình yêu thích, tránh tình trạng vào đại học bằng mọi giá.

Ngoài việc để các trường tự chủ tuyển sinh, ở khía cạnh khác, theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT đại học FPT, từ năm 2016, các trường có thể định một mức điểm cao, thí sinh nào đạt từ điểm đó trở lên thì đậu, nếu tuyển thiếu thì trường hạ điểm để tuyển bổ sung. Đồng quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng nên quy định những trường tốp đầu nộp hồ sơ xét tuyển trước và có ấn định điểm sàn tương đối, trong thời gian 5 - 10 ngày thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng giữa các trường.

Sau khi chốt các trường tốp đầu, thí sinh trượt trường tốp đầu thì tiếp tục được nộp hồ sơ xét tuyển đợt hai các trường tốp giữa. Tương tự, như vậy cho đến đợt xét tuyển tốp dưới. Chỉ như vậy mới bảo đảm những thí sinh điểm cao không bị trượt ĐH như mục tiêu mà Bộ GD&ĐT mong muốn.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Danh sách các trường ĐH, CĐ tuyển sinh đợt 3

- Xét tuyển NV2: Hồ sơ ảo tăng cao, nhiều trường lo lắng không tuyển đủ chỉ tiêu

- Hướng dẫn sử dụng số mã vạch để đăng ký xét tuyển NV2

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.