Vinh danh "Nghệ thuật xòe Thái": Những người “giữ hồn” di sản ở Mường Lò

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 15/12/2021, Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vinh danh "Nghệ thuật xòe Thái": Những người “giữ hồn” di sản ở Mường Lò

Ngày 24/9/2022, tại Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái" là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Người dân Nghĩa Lộ (Yên Bái) đang rất vui mừng và phấn khởi, đặc biệt là những nghệ nhân, già làng như ông Lò Văn Biến, bà Hoàng Thị Văn... Bởi với họ, đây không chỉ là niềm tự hào về quê hương, dân tộc, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ với việc bảo tồn và trao truyền giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Ở tuổi 89, hàng ngày nghệ nhân Lò Văn Biến, Tổ dân phố Căng Nà, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, vẫn nhiệt tình truyền dạy sáu điệu xòe cổ cho các con, cháu và các đội văn nghệ nòng cốt ở thị xã.

Là Người uy tín tiêu biểu của dân tộc Thái, nghệ nhân Lò Văn Biến gắn bó với việc gây dựng cơ sở văn nghệ đầu tiên ở Nghĩa Lộ ngay sau giải phóng thị xã (năm 1952). Ông được ví như "Pho sử sống" của đồng bào Thái bởi vốn kiến thức phong phú về văn hóa truyền thống và tinh thần truyền dạy không mệt mỏi cho lớp trẻ.

Nhờ có ông, những tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa của người Thái như: Hồ sơ về khu Rừng hồn trâu và Nậm Tốc Tát, hồ sơ về khu di tích lịch sử bản Viềng Công… đã được dịch, lưu lại cho thế hệ sau. Ông cũng là người góp công lớn vào việc khôi phục các lễ hội: Xên bản, xên mường; Lồng tồng; Hạn Khuống...

Trong rất nhiều đóng góp của nghệ nhân Lò Văn Biến với văn hóa Thái, đáng ghi nhận hơn cả là việc khôi phục sáu điệu xòe cổ mang hồn cốt của đất Mường Lò. Đó là những điệu xòe: Khắm khen (Nắm tay nhau), Ðổn hôn (Bước tiến lùi), Phá xí (Bố bốn), Nhôm khăn (Tung khăn), Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu), Ỏm lọm tốp mư (Vỗ tay đi vòng tròn). Sáu điệu xòe cổ này được sắp xếp theo ý nghĩa nhân văn và giáo dục trong đời sống của người Thái, thể hiện qua các trạng thái tình cảm của gia chủ với khách mời và trong không gian giao lưu văn hóa cộng đồng.

Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến bày tỏ sự xúc động và tự hào khi nghệ thuật xòe Thái được cả thế giới ghi nhận. Ông cho rằng những cố gắng của mình thật có ý nghĩa. Ông và cộng đồng người Thái ở Mường Lò sẽ tiếp tục cống hiến công sức, bảo tồn và phát huy di sản, tiếp tục truyền dạy xòe Thái cho các thế hệ trẻ, để di sản văn hóa phi vật thể này mãi mãi trường tồn.

Ở đất Mường Lò, nhắc đến những người bền bỉ, hết mình gắn bó với việc bảo tồn và trao truyền giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ trẻ, ngoài nghệ nhân Lò Văn Biến... phải kể đến bà Hoàng Thị Văn, sinh năm 1962, dân tộc Thái ở tổ Tông Co 3, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ. Bà Văn được người dân nơi đây gọi với cái tên trìu mến “Người lan tỏa tình yêu văn hóa Thái Mường Lò”.

Cứ vào dịp lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò được tổ chức hàng năm tại thị xã Nghĩa Lộ, nhiều người quan tâm lại thấy bà Hoàng Thị Văn cùng với các nghệ nhân, người am hiểu văn hóa Thái truyền dạy sáu điệu xòe cổ cho các diễn viên; tham gia ý kiến vào kịch bản màn đại xòe, Hạn Khuống, tái hiện đám cưới của đồng bào dân tộc Thái, lễ Xên bản, xên mường...

Cùng với vốn văn hóa được nuôi dưỡng từ nhỏ và sự dày công nghiên cứu văn hóa Thái, bà Văn không những đọc thông, viết thạo chữ Thái cổ mà còn sưu tầm được nhiều điệu khắp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, như: Trong Tết Xíp xí, lên nhà mới, lễ hội Rằm tháng Giêng... Bà còn tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa dân tộc trong từng kiến trúc, nếp nhà sàn, sinh hoạt truyền thống như: Tục tằng cẩu trong lễ cưới, tục lấy nước đêm giao thừa, làm ta liêu (một vật được đan bằng lạt tre thành phên hình mắt cáo để trừ tà)...

Từ khi nghỉ hưu, bà Hoàng Thị Văn có nhiều thời gian tham gia các hoạt động bảo tồn, lưu truyền và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bà là thành viên tích cực của Nhóm Bảo tồn tri thức bản địa thị xã Nghĩa Lộ; thường xuyên cùng hội viên tham gia tập luyện văn nghệ, phục dựng các lễ hội truyền thống, sưu tầm các giá trị văn hóa của dân tộc Thái.

"Tôi đã tham gia nhiều dự án và nhận lời mời của các trường học trên địa bàn truyền dạy được nhiều đối tượng từ người cao tuổi, đến các cháu thiếu nhi về xòe cổ, những điệu múa dân gian và khắp Thái... từ đó giúp người dân, đặc biệt là các em nhỏ thêm yêu quý, trân trọng những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc mình, ra sức học tập và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp”, bà Hoàng Thị Văn chia sẻ.

Trong các dịp lễ hội Mường Lò, bà Văn thường xuyên được mời tham gia với nhiều vai trò quan trọng: Khi là người phục dựng nghi thức “Tẳng cảu” trong lễ cưới hỏi của đồng bào Thái Mường Lò; người hướng dẫn, cố vấn chương trình diễu diễn đường phố của phường Tân An; lúc lại là người tuyên truyền, vận động, tập hợp bà con, dân bản tập luyện cho màn Đại xòe trong đêm khai mạc… Ở bất cứ vai trò nào, bà cũng luôn nhiệt tình và tâm huyết, trách nhiệm với công việc.

Nhiều năm liền, bà Hoàng Thị Văn đều được UBND thị xã tặng Giấy khen trong phong trào thi đua yêu nước; năm 2015 được UBND thị xã Nghĩa lộ khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp để tôn vinh, quảng bá đàn Đại xòe cổ lớn nhất - Xác lập kỷ lục Việt Nam tại thị xã Nghĩa Lộ. Đặc biệt, bà vừa hoàn thiện hồ sơ để được UBND thị xã Nghĩa Lộ thẩm định, chuyển đề nghị tỉnh Yên Bái xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh.

Nhờ sự bền bỉ và những đóng góp của nghệ nhân Lò Văn Biến, bà Hoàng Thị Văn… mà đến nay 100% xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ đều có có đội văn nghệ biểu diễn thuần thục 6 điệu xòe cổ của người Thái đen Mường Lò. Đặc biệt, ngày 15/12/2021, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp), nghệ thuật xòe Thái của Việt Nam chính thức được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Để được UNESCO ghi danh, nghệ thuật xòe Thái đã trải qua một hành trình dài, bền bỉ với trách nhiệm và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, các nhà văn hóa, nghệ nhân và cả cộng đồng người Thái. Trong đó có những nghệ nhân, những người uy tín luôn cống hiến hết sức mình đóng góp cho hoạt động văn hóa của phường, của thị xã, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn. Trong thời gian tới, thị xã tiếp tục quan tâm, động viên khích lệ những nghệ nhân, người uy tín cống hiến cho địa phương hơn nữa, để nghệ thuật xòe Thái không những được duy trì mà lan tỏa và phát huy.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.