Động thái ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới trong thập kỷ vừa qua. Các quốc gia công nghiệp hóa cũng đã liên tục đưa ra các ưu đãi nhằm tăng số ca sinh nở nhưng vẫn chưa ăn thua.
Cách đây nửa thế kỷ, chỉ có 8 quốc gia báo cáo tổng tỷ suất sinh (TFR) dưới mức thay thế 2,1 lần sinh trên mỗi phụ nữ. Đến năm 2015, kỷ lục có 98 quốc gia nằm dưới mức thay thế này.
Tỉ lệ sinh sản thấp là một vấn đề “đau đầu” mà nhiều quốc gia trên thế giới vấp phải, bao gồm hầu hết các nước châu Âu, Nhật Bản và Canada. Các quốc gia đã phải đối mặt trong nhiều thập kỷ. Hiện nay, những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nằm rải rác ở châu Âu và Đông Á, các quốc gia điển hình như Hàn Quốc, Singapore, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý.
Ở một số nước Châu Âu như Đức hay Italy, tỷ lệ sinh con khá thấp và việc sống không có con cái là điều bình thường. Điều đáng lo ngại hơn là ngay cả những quốc gia có tỷ lệ sinh cao như Anh hay Ireland cũng đang dần phổ biến văn hóa sống không con cái.
Tỷ lệ sinh tại Mỹ vẫn thuộc hàng cao nhất trong các nước phát triển, nhưng được nhận định là kém hiệu quả bởi không giống như hầu hết các quốc gia khác, Mỹ không có dấu hiệu hồi sinh dân số. Tổng tỷ suất sinh TFR của Mỹ đã giảm dần kể từ năm 2007, giảm xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ là 1,77 vào năm 2017.
Sự suy giảm lâu dài về mức sinh trên toàn thế giới ngày càng tăng cao bởi các yếu tố ảnh hưởng tác động mạnh mẽ từ kinh tế, xã hội và văn hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự sung túc gia tăng khiến việc sinh nở giảm. Việc mở rộng các chương trình bảo hiểm xã hội phổ quát trong các thập kỷ sau Thế chiến II cũng làm suy yếu một trong những ưu đãi lâu đời nhất để các gia đình có thể có con: hỗ trợ khi về già.
Gần đây, điều kiện kinh tế bất lợi đã khiến nhiều người trẻ tin rằng họ không thể đủ khả năng để nuôi một đứa trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2018 của tờ New York Times, một số lý do hàng đầu mà người Mỹ từ 20 - 45 tuổi đưa ra là không muốn có con hoặc sinh ít con hơn là chi phí chăm sóc trẻ em quá tải. Họ lo lắng về kinh tế và bất an tài chính nếu có thêm một đứa trẻ. Các cặp vợ chồng ở Trung Quốc đứa ra chi phí học tập “trên trời” của một đứa trẻ để viện dẫn lý do, trong khi người Ý than thở về tỷ lệ thất nghiệp cao và một vài lựa chọn chăm sóc trẻ khả thi. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, mức sống trung bình của mỗi gia đình bị sụt giảm bởi sự chênh lệch thu nhập và tài sản ngày càng lớn giữa người trẻ (tuổi sinh đẻ) và người lớn tuổi (đã nghỉ hưu).
Một lý do khiến tỉ lệ sinh giảm đáng kể bắt nguồn từ sự chuyển đổi mạnh mẽ trong vai trò xã hội của người phụ nữ và cấu trúc gia đình. Sự gia tăng trình độ học vấn của phụ nữ, sự tham gia đông đảo của phụ nữ vào lực lượng lao động khiến tuổi kết hôn và sinh con trung bình ngày càng cao. Điều này khiến tỉ lệ sinh sản trong vài thập kỷ qua có phần chững lại. Thêm vào đó, sự phổ biến rộng rãi của biện pháp tránh thai hiệu quả và hợp pháp hóa phá thai cũng như các phương pháp giảm mức testosterone ở nam giới cũng được cho là một trong những yếu tố khiến nhiều gia đình trẻ không sinh thêm con.
Các nước trên thế giới đã bắt đầu phải nhìn nhận vấn đề và đương đầu với thách thức già hóa dân số. Nhiều chính phủ đã thực hiện một cách tiếp cận mới bằng cách cung cấp các ưu đãi tài chính trực tiếp cho các gia đình có trẻ em, chẳng hạn như giảm thuế, hỗ trợ nhà ở hoặc giảm giá các dịch vụ công cộng.
Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Úc, Canada, Nga và Ba Lan đều có thêm khoản “Baby bonus” cho mỗi trẻ em được sinh ra. Nghĩa là một đứa trẻ sinh ra sẽ được hỗ trợ nuôi nấng, chăm sóc một cách tốt nhất. Các chính sách đi kèm ngoài xã hội như giảm thiểu xung đột giữa công việc - gia đình dưới hình thức hỗ trợ chăm sóc trẻ em hoặc chính sách nghỉ phép cho mỗi gia đình một cách hào phóng…
Cộng hòa Séc cung cấp tới 70% tiền lương cho một phụ nữ trong thời gian nghỉ thai sản.
Thủ đô Berlin, Đức gần đây cũng đưa ra thông báo rằng tất cả các trung tâm chăm sóc trẻ em sẽ miễn phí nhằm khuyến khích các gia đình trẻ sinh con, giảm gánh nặng kinh tế.
Nhật Bản cung cấp một khoản hỗ trợ không nhỏ cho chính quyền địa phương nhằm tài trợ cho các chương trình hẹn hò cấp tốc hoặc các sự kiện mai mối khác nhằm thúc đẩy giới trẻ kết hôn và sinh con.
Ở Trung Quốc, một số tỉnh hiện yêu cầu các cặp vợ chồng cân nhắc việc ly hôn để hồi tưởng về mối quan hệ của họ với hy vọng họ có thể giải quyết vấn đề và có thêm con.
Thậm chí, nhiều nơi đánh đồng việc sinh con với lòng yêu nước. Các chiến dịch quảng cáo ở Đan Mạch và Singapore khuyến khích các cặp vợ chồng trẻ làm điều đó cho đất nước.
Đặc biệt nhất là ở Nga – những gia đình có 7 trẻ em trở lên được nhận được một giải thưởng đặc biệt với tên gọi Huân chương Vinh quang của Cha mẹ.
Nhiều chuyên gia nhận định, văn hóa quốc gia có thể là một chìa khóa cho sự thành công của các chính sách tăng tỉ lệ sinh. Đơn cử như Israel, nước có tỷ lệ sinh TFR (3.11) vượt xa bất kỳ quốc gia phát triển nào khác.
Còn với các quốc gia khác, tình hình kinh tế là một yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh nở. Đức, Cộng hòa Séc, Hungary và Nga có xu hướng phát triển kinh tế tốt, công dân của các quốc gia này có nhiều kỳ vọng tích cực cho tương lai, dễ sinh con hơn các quốc gia đang phát triển. Cách tốt nhất mà một quốc gia có thể khuyến khích giới trẻ sinh nở là thành lập một xã hội trong đó hôn nhân và gia đình phù hợp với các mục tiêu khác được chia sẻ bởi hầu hết người trưởng thành. Nghiên cứu cho thấy các chính sách tạo điều kiện cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ đem lại kết quả tốt nhất theo thời gian.
Đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, tỷ lệ sinh sản của quốc gia này vừa là tin tốt vừa là tin xấu. Tin tốt là tổng tỷ suất sinh của Hoa Kỳ vẫn gần mức cao nhất trong thế giới phát triển. Tin xấu là tin tốt có thể đang mờ dần nhanh chóng. Mức sinh là dương, nhưng tốc độ thay đổi của nó là âm. Trên thực tế, không có quốc gia phát triển nào trải qua sự suy giảm mức sinh ổn định như vậy kể từ năm 2008. Khi tỷ lệ sinh tiếp tục có xu hướng giảm, các nhà lập pháp Mỹ sẽ phải đau đầu dành thời gian đối mặt với câu hỏi lớn mà rất nhiều quốc gia phát triển khác đang phải vật lộn: Tại sao những người trẻ tuổi sinh con ít hơn và chúng ta cần phải làm gì với thực này?
Thực tế thì, một số quốc gia đã có nhiều chính sách tác động đến tỷ lệ sinh, thu được những kết quả khả quan cho thấy tỷ lệ sinh của họ tăng lên trong những năm gần đây. Nhưng một vài nước khác thì không được may mắn như vậy. Tâm lý ngại sinh đẻ và hạn chế sinh sản vẫn đang diễn ra, không phải là thực trạng của riêng châu Á, mà cả châu Âu cũng đang phải tìm cách tháo gỡ.