Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Đã xác định danh tính 4 nghi can

Bốn bị can trong đó có Phó giám đốc công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng bị khởi tố theo Điều 226 Bộ Luật hình sự Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Đã xác định danh tính 4 nghi can

Chiều 1/7, Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội thông báo, đã khởi tố 4 bị can, bắt 3 người gồm Nguyễn Việt Hùng (40 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Phó giám đốc công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng), Lê Thanh Lâm (32 tuổi, quận Cầu Giấy, trưởng phòng kỹ thuật), Trần Minh Ngọc (24 tuổi, huyện Thanh Trì, nhân viên hỗ trợ khách hàng). Riêng bị can Nguyễn Thị Nga (24 tuổi, quận Hoàng Mai, nhân viên tư vấn) đang mang thai nên được tại ngoại.

Bốn bị can trên bị khởi tố theo Điều 226 Bộ Luật hình sự Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.

Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Đã xác định danh tính 4 nghi can - anh 1

Đại tá Dương Văn Giáp tại buổi họp giao ban Thành uỷ.

Theo điều tra, từ tháng 6/2013, Hùng chỉ đạo Lâm cùng một số nhân viên xây dựng phát triển và bán phần mềm Ptracker giám sát điện thoại di động gồm hai gói: cá nhân và doanh nghiệp.

Tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đến - đi, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy bị giám sát sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ sau 5-10 phút. Máy chủ này được công ty thuê lại.

Nhân viên kỹ thuật của công ty có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu đó mà không cần tới tài khoản, mật khẩu của người đã mua phần mềm Ptracker. Dù khách hàng có mua hay không, ngay khi cài bản dùng thử, điện thoại đã bị chiếm quyền điều khiển, toàn bộ dữ liệu sẽ bị lấy và gửi lên máy chủ. Nếu khách hàng nộp tiền thì công ty Việt Hồng sẽ cấp tài khoản để khách hàng xem, khai thác nội dung dữ liệu trên máy chủ.

Cũng từ việc đăng ký phần mềm giám sát trên, khách hàng chỉ cần đăng nhập vào trang web công ty là có thể xem lại tất cả các thông tin của máy điện thoại bị giám sát. Phần mềm này còn có khả năng ra lệnh điều khiển từ xa như: ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh...

Người dùng phần mềm có thể sử dụng điện thoại bất kỳ rồi nhắn tin với các cú pháp định sẵn để được cài đặt phần mềm. Khi có nhu cầu chính thức, khách hàng sẽ phải chuyển tiền vào một trong ba tài khoản hoặc nạp mã số thẻ cào điện thoại và Internet-banking cho công ty. Số tiền chuyển vào tuỳ theo gói thời gian sử dụng: một tháng đến một năm hoặc gói vĩnh viễn, khoảng 400.000 đồng/tháng sử dụng.

Để hút khách hàng, công ty đã cho đăng tải thông tin liên quan phần mềm này trên một số trang mạng xã hội và lập một số website. Từ khi cung cung cấp gói dịch vụ này, công ty có hơn 14.000 khách hàng, trong đó một nửa tài khoản được lưu lại trong máy chủ. Hiện có khoảng 600 tài khoản còn thời hạn sử dụng phần mềm. Ước tính, số tiền công ty này thu được từ kinh doanh phần mềm trên là khoảng 900 triệu đồng.

Theo Đại tá Giáp, hiện có hai nhóm vi phạm pháp luật gồm Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo Điều 226 thuộc công ty TNHH Việt Hồng; cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ nhân viên liên quan, số người thuê công ty Việt Hồng, có hành vi sử dụng thông tin trái phép xâm phạm bí mật theo điều 125 Xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Cảnh sát cũng đang phân loại để tìm cách xử lý thích hợp.

Hiện cơ quan chức năng đã trích dữ liệu, mở niêm phong và nghe. “Chúng tôi đã rút thử 4 trường hợp, liên quan đến đời tư, chưa có vấn đề an ninh quốc gia, quốc phòng”, Đại tá Giáp cho biết đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng các sản phẩm nghe lén quảng cáo trên Internet vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Không thể quy trách nhiệm nhà mạng

Bà Trần Minh Huệ, đại diện thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: phần mềm này giám sát trên cơ sở IMei điện thoại không phải sim nên không thể quy kết phần trách nhiệm nhà mạng. Server của Việt Hồng hiện bị niêm phong nên phần mềm này không hoạt động được nữa.


Bà Huệ cho rằng, người dân phải giữ gìn, bảo quản thiết bị của mình, sử dụng phần mềm quét những sản phẩm độc hại, không tải phần mềm không rõ nguồn gốc.
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.