WHO: Gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm do uống rượu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 25/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết rượu đã cướp đi tính mạng của gần 3 triệu người mỗi năm, dù tỷ lệ tử vong đã giảm nhẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức "cao không thể chấp nhận được".
WHO: Gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm do uống rượu

Báo cáo mới nhất của WHO về rượu và sức khỏe cho biết rượu là nguyên nhân gây ra gần 1/20 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong các trường hợp như lái xe khi đã uống rượu, bạo lực và lạm dụng do rượu gây ra, cũng như vô số bệnh tật và rối loạn do sử dụng rượu. Báo cáo cho biết theo thống kê gần đây nhất vào năm 2019, khoảng 2,6 triệu ca tử vong do uống rượu, chiếm 4,7% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới trong năm đó. Gần 3/4 số ca này là nam giới; độ tuổi có tỷ lệ tử vong do rượu cao nhất trong năm 2019 là từ 20-39 tuổi (chiếm 13%).

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Việc sử dụng rượu gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tình trạng sức khỏe tâm thần và dẫn đến hàng triệu ca tử vong lẽ ra có thể phòng ngừa được mỗi năm”. Ông chỉ ra rằng từ năm 2010, việc tiêu thụ rượu và tác hại liên quan trên toàn thế giới đã giảm. Tuy nhiên, gánh nặng về sức khỏe và xã hội do sử dụng rượu vẫn “ở mức cao không thể chấp nhận được”. Ông cũng nhấn mạnh giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Theo báo cáo của WHO, trên toàn cầu, 23,5% thanh niên từ 15-19 tuổi đang sử dụng rượu. Con số này tại châu Âu là hơn 45% và ở châu Mỹ là gần 44%.

Theo WHO, uống rượu có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, như gây xơ gan và một số bệnh ung thư. Trong số tất cả các trường hợp tử vong do rượu gây ra trong năm 2019, báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 1,6 triệu người là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó 474.000 người mắc bệnh tim mạch, 401.000 người mắc bệnh ung thư và 724.000 người bị thương, bao gồm tai nạn giao thông và tự làm hại bản thân. Báo cáo cũng cho thấy lạm dụng rượu khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, HIV/AIDS và viêm phổi.

Ước tính có khoảng 209 triệu người nghiện rượu trong năm 2019, chiếm 3,7% dân số toàn cầu. Báo cáo cho thấy tổng mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người trên toàn thế giới giảm nhẹ xuống 5,5 lít rượu vào năm 2019 từ mức 5,7 lít cách đó 9 năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ rượu nói chung phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hơn một nửa dân số thế giới trên 15 tuổi kiêng rượu hoàn toàn.

Hiện châu Âu có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất (9,2 lít), tiếp theo là châu Mỹ (7,5 lít). Mức tiêu thụ thấp nhất là ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo ở Bắc Phi, Trung Đông và châu Á.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).